Những điểm mới trong kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020

19:50 | 26/10/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thông tin từ Bộ Công thương cho thấy, có những điểm mới trong kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) năm 2020…
0148-anhdaidien-2

Những “điểm mới”

So với 6 kỳ xét chọn trước đó, kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 có những điểm mới rất đáng chú ý: Đây là năm đầu tiên, Bộ Công Thương triển khai Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019, của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 33/2019/TT-BCT ngày 22/11/2019, của Bộ Công Thương.

Theo đó, việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 được thực hiện theo các thủ tục hành chính quy định tại hai văn bản nói trên. Thang điểm đánh giá là 1.000. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí (Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong) đạt từ 60% trở lên trên tổng điểm mỗi tiêu chí. Thang điểm đánh giá là 1.000. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí (Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong) đạt từ 60% trở lên trên tổng điểm mỗi tiêu chí.

Một kết quả hết sức tích cực trong kỳ xét chọn năm nay là số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình. Đã có 124 doanh nghiệp được lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng từ hơn 1.000 doanh nghiệp quan tâm tham gia, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí, tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các thời kỳ, từ con số 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 97 doanh nghiệp năm 2018, đến năm nay số lượng đã tăng hơn 4 lần, lên tới 124 doanh nghiệp và cũng là năm có số lượng tham gia đông đảo nhất sau hơn 17 năm phát triển.

Các sản phẩm THQG năm 2020 rất đa dạng thuộc trên 15 ngành nghề khác nhau. Bên cạnh những thương hiệu hàng đầu liên tục đạt THQG trong nhiều năm liền như Petrovietnam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) Vinamilk, TH Milk, Vietnam Airlines, Vietcombank, PVGAS…, chúng ta vui mừng đón nhận những thương hiệu có tên tuổi lần đầu tham gia và trở thành doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG như: VnPay, Mobifone, Cholimex, Dược Nam Hà, Richy, Pan… Không chỉ vậy, có một số tập đoàn và các công ty con cùng đăng ký tham gia xét chọn như Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam – Gelex, Tập đoàn BRG. Những sản phẩm, dịch vụ còn mới mẻ như thanh toán điện tử, quản lý khách sạn, du lịch trải nghiệm… của các doanh nghiệp tham gia năm nay đã làm nên sự đa dạng cho Chương trình, càng chứng tỏ hơn nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực về tầm quan trọng của thương hiệu đã được nâng cao.

0153-anh1
Nhiều năm qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) luôn trong Top đầu THQG… (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, kỳ xét chọn năm nay cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường quan tâm và tham gia, tuy nhiên chưa đáp ứng một số tiêu chí đã được quy định tại Quyết định 30 và Thông tư 33 nên chưa được công nhận đạt THQG.

Theo Bộ Công thương, giữ vai trò là cơ quan quản lý Chương trình THQG, Bộ Công Thương hi vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tham gia và đáp ứng các tiêu chí của Chương trình, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như mục tiêu đã đề ra, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ Công thương

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các nội dung đã được phê duyệt theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình Thương hiệu quốc gia từ năm 2020 đến năm 2030 và Quyết định số 30/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình Thương hiệu quốc gia.

0158-anh2-1
Bộ Công thương tập huấn cho doanh nghiệp ở Điện Biên về công tác “Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử”

Trong đó, Bộ Công thương tập trung vào ba nội dung chính: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với công tác xây dựng, phát triển thương hiệu, trong đó có hoạt động tuyên truyền quảng bá, đào tạo tập huấn. Thứ hai, hỗ trợ trực tiếp để các DN đáp ứng được tiêu chí của chương trình Thương hiệu quốc gia và trở thành các DN có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Thứ ba, tuyên truyền quảng bá cho chương trình Thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tới đối tác quốc tế cũng như người tiêu dùng trong nước…

Hoạt động hỗ trợ DN của Bộ Công Thương nhằm tạo ra những bước phát triển mới cho Chương trình THQG, qua đó lan tỏa niềm tự hào hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, chiếm lĩnh vị trí cao trên thị trường quốc tế…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đăng Trình

vietinbank
ajinomoto