Nhiều dự án sân golf 5 tỉnh, thành vào tầm ngắm thanh tra

01:03 | 13/03/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) vừa ban hành Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại nhiều địa phương, trong đó có việc quản lý, sử dụng đất các dự án sân golf.
nhieu du an san golf 5 tinh thanh vao tam ngam thanh traĐô thị Hoà Phát đề xuất điều chỉnh quy mô KCN số 6 tại Ân Thi, Hưng Yên
nhieu du an san golf 5 tinh thanh vao tam ngam thanh traHải Dương: Khu đô thị Phú Quý chưa xong hạ tầng đã cho dân vào ở
nhieu du an san golf 5 tinh thanh vao tam ngam thanh tra
Sân golf Long Biên từng "dính chàm" vì chậm tiến độ và sử dụng đất sai mục đích

Tổng Cục Quản lý đất đai cho biết, trong thời gian tới đơn vị này sẽ tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất các dự án sân golf tại 5 tỉnh, thành là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hòa Bình; kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của dự án, công trình không triển khai hoặc chậm đưa đất vào sử dụng tại Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Cao Bằng, Bắc Kạn; Cà Mau và Bình Phước.

Đây là một trong 4 chuyên đề lớn trong thanh kiểm tra lĩnh vực đất đai mà Tổng cục Quản lý đất đai đã đề ra từ đầu năm.

Theo thống kê, trên địa bàn Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hòa Bình hiện có 17 dự án sân golf được cấp phép. Trong đó, Hà Nội có 6 sân là BRG King’s Island Golf Resort (Sân Đồng Mô), Hanoi Golf Club Sóc Sơn, Long Bien Golf Club (Sân Long Biên), Sky Lake Golf Club & Resort (Sân Sky Lake) Chương Mỹ, Van Tri Golf Club Đông Anh, BRG Legend Hill Golf Resort Sóc Sơn.

Tại Hòa Bình có 2 sân là Asean Golf Resort Hòa Lạc và Phoenix Golf Resort Lương Sơn; tại Hải phòng có 3 sân là BRG Ruby Tree Golf Resort Đồ Sơn, Song Gia Golf & Country Club Thủy Nguyên, Golf Hải Phòng.

Tại Vĩnh Phúc là Dai Lai Star Golf & Country Club (Khu du lịch Đại Lải), Heron Lake Golf Course & Resort (Sân Đầm Vạc), Tam Dao Golf & Resort (Sân Tam Đảo); tại Ninh Bình các sân Royal Golf ClubTam Điệp, Trang An Golf & Country Club Nho Quan.

Năm 2019, Hà Nội đã tiến hành thanh tra dự án sân golf và dịch vụ Long Biên, theo kết luận thanh tra, dự án chậm tiến độ 14 tháng so với quy định, vi phạm Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Không có hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đã được duyệt, vi phạm Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.

Đặc biệt, qua kiểm tra, nhiều khu đất có dấu hiệu xây dựng trái phép, không nằm trong giấy chứng nhận đầu tư nhưng vẫn được thi công công trình.

Tại Vĩnh Phúc, dự án Sân gofl Đại Lải cũng vào tầm ngắm thanh tra với nhiều sai phạm liên quan đến giải phóng mặt bằng, sử dụng đất và môi trường.

Cụ thể, theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty TNHH Đại Lải (Việt Nam) đã chậm trễ trong hoàn thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Mặc dù được giao 298,85 ha đất từ năm 2006 nhưng đến nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện xong. Tính đến tháng 1/2019 vẫn còn khoảng 60,071 ha (trong đó, 2,771 ha phần đất sân golf và 57,3 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng).

Bên cạnh đó, dự án cũng đã vi phạm Nghị định của Chính phủ về bảo vệ môi trường, theo đó chủ đầu tư đã không cho xây lắp công trình bảo vệ môi trường (hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổ hợp sân golf) theo quy định; không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định; xả nước thải không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép...

Trên thực tế, ngoài các dự án đã được cấp phép, thời gian vừa qua không ít sân golf ngang nhiên mọc trái phép trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đơn cử như Sân tập gofl Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) rộng khoảng 8,8 ha được xây dựng trên đất công nghiệp và chưa được phê duyệt dự án.

Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, việc bùng nổ quá nhiều sân golf trái phép có thể gây đến nhiều hệ lụy đến quy hoạch và cũng như cho môi trường bởi sân golf chính là nơi sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) cực kì nhiều, số hóa chất này khi chịu tác động trong quá trình chăm sóc hoặc do trời mưa có thể sẽ hòa tan vào các ao hồ, thấm vào đất và xuống tận tầng nước ngầm. Về lâu dài sẽ trở thành nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng.

Chưa hết, một số sân golf còn sử dụng máy phun thuốc sâu điều này dẫn đến các chất độc hại có thể đã phát tán vào không khí. Do đó việc quy hoạch, quản lý sân golf cần được quản lý một cách chặt chẽ, tránh các hệ lụy về sau.

https://batdongsan.petrotimes.vn/

Enternews.vn

vietinbank
ajinomoto