Một số doanh nghiệp xăng dầu còn thoái thác trách nhiệm

16:20 | 03/11/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, tại cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp đầu mối, sản xuất, kinh doanh xăng dầu thuộc nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp đã thoái thác trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ đã giao cho.
Việt Nam không thiếu xăng dầuViệt Nam không thiếu xăng dầu
Bộ Công Thương: Xử lý nghiêm nếu cửa hàng để hết xăng 2 ngàyBộ Công Thương: Xử lý nghiêm nếu cửa hàng để hết xăng 2 ngày

Theo Bộ trưởng, đây là thời điểm, doanh nghiệp nhà nước thể hiện vai trò của mình, từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp đầu mối đều phải nỗ lực hết mình. Các doanh nghiệp sản xuất phải tiếp tục nỗ lực đạt và vượt xa sản lượng đã cam kết, càng nhanh càng tốt.

Một số doanh nghiệp xăng dầu còn thoái thác trách nhiệm
Một số doanh nghiệp xăng dầu còn thoái thác trách nhiệm/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

"Các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối xăng dầu ngoài việc cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý của mình phải vươn ra các thị trường đang thiếu hụt cục bộ", Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu.

"Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, phải vươn lên để bảo đảm nguồn cung trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối và làm rõ trách nhiệm của ai, đơn vị nào", ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc duy trì giá bán lẻ xăng dầu như ở Việt Nam là một nỗ lực vì một số nước sở hữu lớn lượng dầu mỏ như Nga cũng không thấp hơn so với mặt bằng giá bán lẻ của Việt Nam.

Tại cuộc họp, đại diện Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho biết, cho đến hết tháng 10/2022, PVOil đã thực hiện tổng nguồn đạt khoảng 3,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại và ước tính hết năm 2022 sẽ đạt khoảng gần 4 triệu m3/tấn, tăng so với bình quân các năm trước đây khoảng 800.000 m3/tấn.

Trong khi đó, ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng, sức chống chịu của doanh nghiệp cũng chỉ có giới hạn, những giải pháp đã thực hiện chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế, cần có các giải pháp mang tính lâu dài, căn cơ hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Việt Nam luôn khẳng định chỉ nhập 20% xăng dầu thành phẩm, còn 80% trong nước sản xuất nhưng chúng ta phải hiểu rõ, trong 80% nguồn cung do 2 nhà máy sản xuất trong nước thì 1/2 trong đó vẫn phải nhập dầu thô (xăng dầu nguyên liệu).

Bộ trưởng nhấn mạnh, do Việt Nam nhập dầu thô từ nước ngoài nên vẫn đang phải lệ thuộc vào thị trường thế giới: "Như vậy, tính ra Việt Nam vẫn đang phải nhập trên dưới 70% xăng dầu nguyên liệu và xăng dầu thành phẩm, chỉ có 30% là chủ động nguồn cung trong nước từ dầu thô đến xăng dầu thành phẩm".

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị tất cả các doanh nghiệp đầu mối cả Nhà nước và tư nhân có điều kiện, phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục nhập khẩu xăng dầu, theo kế hoạch phân giao, càng vượt định mức bao nhiêu thì càng tốt bây nhiêu. Sẵn sàng bù đắp các sản lượng thiếu do các doanh nghiệp khác đã không và chưa thực hiện được kế hoạch phân giao.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

HUy Tùng (t/h)