Loạt ngân hàng "đua nhau" mua lại trái phiếu trước hạn

10:45 | 15/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Giữa lúc các doanh nghiệp khất nợ cũng như trễ hẹn trả lãi trái phiếu, các ngân hàng lại đang dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn.
Đầu tháng 6, cuộc đua phát hành trái phiếu Đầu tháng 6, cuộc đua phát hành trái phiếu "rục rịch" trở lại
LPBank chào bán gần 3.300 tỷ đồng trái phiếu ra công chúngLPBank chào bán gần 3.300 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
Loạt ngân hàng
Nguồn: Internet/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ngày 12/5 vừa qua, Ngân hàng Techcombank đã tiến hành mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành có mã TCB2225003. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 12/5/2022 với thời hạn 3 năm, ngày đáo hạn 12/5/2025. Đây là lần đầu tiên Techcombank mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023.

Tương tự, Ngân hàng VPBank cũng công bố ngày 12/5 đã mua lại trước hạn 400 tỷ đồng trái phiếu có mã VPBL2124014. Lô trái phiếu đã phát hành vào 12/5/2021 và có kỳ hạn 3 năm, sẽ đáo hạn vào 12.5/2024.

Một nhà băng khác là Ngân hàng OCB mua lại trước hạn 1.500 tỷ đồng trái phiếu mã OCBH2124001. Lô trái phiếu này đã phát hành vào 10/5/2021 và có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 10/5/2024. Trước đó, ngày 5/5, OCB cũng thực hiện mua lại 2.000 tỷ đồng lô trái phiếu có mã OCBL2225001. Lô trái phiếu này được phát hành tháng 5/2022 và đáo hạn vào tháng 5/2025.

Loạt ngân hàng
Loạt ngân hàng
Ngân hàng OCB mua lại trái phiếu trước hạn (nguồn: HNX).

Cùng thời gian này, Ngân hàng BIDV cũng thông báo đã thực hiện mua lại 206 tỷ đồng lô trái phiếu mã BID2RL_20.07. Lô trái phiếu này đã phát hành vào tháng 5/2020 với kỳ hạn 8 năm, đáo hạn vào tháng 5/2028.

Trước đó, trong tháng 4/2023, BIDV đã nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn như liên tục trong 2 ngày 27 – 28/4 đã mua lại tổng cộng 1.000 tỷ đồng đối với 2 lô trái phiếu có kỳ hạn 8 năm, ngày đáo hạn đến tháng 4/2028. Trong khi đó, ngày 4/5, Ngân hàng VietABank cũng đã mua lại 100 tỷ đồng lô trái phiếu VIETBANK.L.20.27003 có kỳ hạn 7 năm, phát hành vào tháng 12/2020 và sẽ đáo hạn vào tháng 12/2027.

Cuối tháng 5/2023, TPBank đã mua lại trước hạn toàn bộ 500 tỷ đồng đang lưu hành của mã TPBL2225007, phát hành ngày 26/5/2022. Tới ngày 31/5, TPBank tiếp tục mua trọn 1.000 tỷ đồng trái phiếu của mã TPBL2124006, được phát hành ngày 31/5/2021. Cả 2 lô trái phiếu đều có thời hạn 3 năm.

Trước đó, từ ngày 15/5 – 25/5, TPBank đã mua lại toàn bộ 4.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của các mã TPBL2124003, TPBL2225001, TPBL2225002, TPBL2225003, TPBL2225004, TPBL2225005.

Ngoại trừ TPBL2124003 được phát hành vào năm 2021 và dự kiến đáo hạn vào năm 2024. Tất cả các lô còn lại được phát hành vào tháng 5/2022, có thời hạn 3 năm và phải tới tháng 5/2025 mới đáo hạn.

Loạt ngân hàng
TPBank miệt mài mua lại trái phiếu trước hạn (nguồn: HNX)

Bước sang nửa đầu tháng 6/2023, nhóm ngân hàng vẫn đang ‘đua nhau’ mua lại trái phiếu trước hạn.

Chẳng hạn, trong hai ngày 11 - 12/6, HDBank đã mua lại toàn bộ 600 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã HDBL2128003, được phát hành ngày 11/6/2021 với thời hạn 7 năm nhằm tăng nguồn vốn cấp 2 dài hạn, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng của HDBank.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. HDBL2128003 có tổng giá trị theo mệnh giá 600 tỷ đồng, được mua trọn bởi 1 tổ chức tín dụng, 1 công ty chứng khoán và 3 công ty bảo hiểm, dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS).

Trước đó, vào ngày 26/5 và 2/6, HDBank cũng đã mua lại trước hạn toàn bộ 400 tỷ đồng và 500 tỷ đồng của các mã HDBL2128001 và HDBL2128002. Cả 2 lô trái phiếu có thời hạn 7 năm và đều được phát hành vào giữa năm 2021.

Mới đây nhất, vào ngày 12/6, HĐQT Ngân hàng ACB có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2022.

Ngân hàng này sẽ mua lại 4 lô trái phiếu mã ACBH2124005, ACBH2124006, ACBH2124011 và ACBH2124012 với tổng mệnh giá mua lại tối đa là 10.000 tỷ đồng. Đây là 4 lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB.

Đối với lô ACBH2124005: ngày phát hành là 22/6/2021 và ngày đáo hạn là 22/6/2023. Lô ACBH2124006: ngày phát hành là 23/6/2021 và ngày đáo hạn là 23/6/2023. Tổng mệnh giá phát hành tối đa là 2.500 tỷ đồng, tương ứng mỗi trái phiếu có mệnh giá là 1 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm. Hai lô trái phiếu còn lại mã ACBH2124011 và ACBH2124012 sẽ được thanh toán vào ngày 8/7/2023 và 15/7/2023. Giá mua lại trái phiếu bằng 100% tổng mệnh giá phát hành.

Nguồn mua lại được ACB sử dụng từ nguồn thu các khoản cho vay VNĐ trung và dài hạn hoặc các nguồn cho vay, đầu tư đến hạn khác hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác đến hạn vào thời điểm mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngày 7/6, ngân hàng MSB thông báo đã thực hiện mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng mã trái phiếu MSBL2124003 được phát hành ngày 7/6/2021 và đáo hạn ngày 7/6/2024.

Trước đó, vào hai ngày 5,8/6/2023, ngân hàng Bản Việt cũng chi tiền ra mua lại toàn bộ 250 tỷ đồng trái phiếu của hai mã BVBL2229002 được phát hành ngày 4/3/2022, đáo hạn 4/3/2029 và mã BVBL2229003 phát hành ngày 8/3/2022, đáo hạn ngày 8/3/2029.

Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu (VBMA), năm 2023 sẽ có khoảng 285.178 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Áp lực đáo hạn lớn rơi vào quý II và quý III. Việc các ngân hàng, doanh nghiệp chủ động mua trái trái phiếu trước hạn sẽ giúp làm giảm bớt áp lực này.

Dữ liệu tổng hợp từ HNX và SSC cho biết, tính đến ngày 2/6, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 25.598 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 5 (chưa có tổng kết số liệu tháng 6/2023).

Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm đa số với 17.067 tỷ đồng, tương đương 66%. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5 đạt 76.523 tỷ đồng (tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2022).

Theo VBMA, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là 195.090 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản dẫn đầu về giá trị đến hạn với 101.179 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 31.661 tỷ đồng.

Còn theo thống kê của FiinRatings, hoạt động mua lại diễn ra theo đúng xu hướng được quan sát trong những năm qua, với lượng mua lại tăng vọt vào cuối các bán niên và giảm mạnh vào đầu năm.

Tháng 1 ghi nhận quy mô trái phiếu mua lại trước đáo hạn đạt 8.900 tỷ đồng, tương đương 18,8% so với tháng trước và tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Theo nhóm phân tích FiinRatings, xu hướng trên phụ thuộc nhiều vào hoạt động hỗ trợ thanh khoản từ hệ thống tổ chức tín dụng, với quy mô mua lại lẻ tẻ quanh năm và tăng vọt vào tháng 6 và tháng 12, đây là hai thời điểm chốt báo cáo bán niên và báo cáo tài chính năm của các doanh nghiệp.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Lê Thanh