Loại hình căn hộ lội ngược dòng với mức tăng ấn tượng
Nhà đầu tư tham gia đấu giá 3.790 căn hộ ở TP HCM được lợi gì? |
Bộ Xây dựng chính thức cho xây căn hộ 25m2 |
Ảnh minh họa: Thùy Chi |
Từ đầu tháng 5/2021, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản. Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy, nguồn cầu sụt giảm mạnh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao.
Tại Hà Nội, đất và đất nền vốn là loại hình bất động sản có lượt quan tâm lớn cũng quay đầu giảm 19% so với tháng 4. Cửa hàng/ki ốt và nhà mặt phố cho thuê có mức giảm mạnh nhất, lần lượt là 44% và 25%. Trong khi đó, loại hình chung cư gây chú ý khi lội ngược dòng với mức tăng ấn tượng. Cụ thể, tại Hà Nội, chung cư là loại hình được quan tâm nhất với lượt quan tâm tăng đều ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân với mức tăng lần lượt là 16%, 14% và 11%. Giá rao bán chung cư gần như không có nhiều thay đổi.
Bên cạnh việc giảm trong phân khúc đất nền, thị trường khách sạn ở Hà Nội rơi vào thảm cảnh đìu hiu, ế ẩm chưa từng có, thậm chí nhiều khách sạn ở khu vực trung tâm dù sở hữu vị trí “đất vàng” đắc địa nhưng lâm vào đường cụt do COVID-19, phải rao bán ròng rã, giảm giá kịch sàn mà vẫn không có khách mua.
Khảo sát tại nhiều sàn giao dịch bất động sản trực tuyến cho thấy, làn sóng rao bán khách sạn tại các quận trung tâm Hà Nội vẫn đang tiếp diễn. Mỗi ngày đều có nhiều khách sạn được rao bán với đủ mọi mức giá từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng trong đó có khu vực quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Ví dụ như, tại quận Tây Hồ, một khách sạn 3 sao trên đường Xuân Diệu, có diện tích mặt sàn là 240 m2, 10 tầng và có 40 phòng đang được rao bán giá 70 tỷ đồng. Tương tự, trên phố cổ Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm), một khách sạn 3 sao có tổng diện tích sàn là 372 m2, 11 tầng và có 72 phòng cũng đang được bán với giá 290 tỷ đồng. Hay một khách sạn 9 tầng với diện tích 130m2 tại phố Lò Sũ - con phố có vị trí đẹp ngay hồ Hoàn Kiếm - hiện được rao bán với giá 95 tỷ đồng…
Do dịch COVID-19 quay trở lại, phòng khách sạn không có khách thuê, trong khi chủ vay lãi để mua, nên nhiều người chấp nhận bán cắt lỗ để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Mặc dù vậy, vẫn nhiều người không bận tâm lắm đến loại hình này.
Lý giải về hiện tượng trái ngược giữa các phân khúc ở Hà Nội, các chuyên gia bất động sản cho rằng, đây là điều dễ hiểu. Đất nền sốt do giá rẻ, biên độ tăng giá cao, nên mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Trong tháng 5 vừa qua có sự giảm nhẹ do dịch COVID-19 bùng phát trở lại nên các giao dịch bị hạn chế, nhưng loại hình này vẫn sẽ là mối quan tâm lớn cho các nhà đầu tư trong thời gian tới. Đối với loại hình khách sạn, tại “đất vàng” Hà Nội tuy có vị trí đẹp, nhưng số vốn đổ vào quá lớn, kén khách. Trong khi đó, dịch bệnh vẫn chưa dứt, cơ hội sinh lời không cao.
Đối với loại hình chung cư, giá giao bán không đổi, nhưng nhiều nhà đầu tư cho rằng đầu tư loại hình này là rất an toàn trong bối cảnh này và sẽ có cơ hội tăng giá sau khi dịch COVID-19 giảm. Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2021, do khan hiếm nguồn cung, nên giá chung cư vẫn dự kiến tăng, nhất là dòng sản phẩm căn hộ bình dân, dưới 2 tỷ đồng.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường cho thuê khách sạn đang gặp khó, không có khách thuê, vì vậy nguồn cung khách sạn rao bán nhiều, trong khi cầu mua thời điểm dịch bệnh lại rất ít. Hơn nữa, các khách sạn nằm tại khu “đất vàng” nội đô nên giá rao bán từ vài trăm tỷ đồng đến hàng nghìn tỷ đồng, là phân khúc kén khách nên không phải ai cũng có số tiền nhàn rỗi lớn như vậy, do đó dù nhiều khách sạn giảm giá bán, nhưng vẫn không thể tìm được người mua, phải nhà đầu tư có trường vốn mới chấp nhận mua lại thời điểm dịch bệnh này.
Vì vậy, nếu như bỏ tiền vào phân khúc đất nền ven đô, nhà đầu tư chỉ cần vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, đầu tư thời gian ngắn, có thể lãi gấp đôi thì với khách sạn nội đô, số tiền đầu tư gấp hàng chục đến hàng trăm lần, trong khi câu chuyện lời lãi lại ở thì tương lai xa.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, hiện nay các vùng ven Hà Nội đang trong giai đoạn đô thị hóa cao, nhu cầu của người dân rất lớn, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu về nhà ở rất cao.
“Một số khu ngoại ô năm ngoái giá chỉ khoảng 30-40 triệu/m2, nhưng đến đầu năm nay đã tăng trưởng đến 70%, thậm chí có những chỗ lên đến 100%. Với mức tăng giá cao như vậy, rõ ràng các nhà đầu tư đều thấy khoản lợi nhuận khổng lồ có thể có được khi tham gia đầu tư vào phân khúc này”, ông Điệp cho hay.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Chinhphu.vn
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/9: Nghệ An hủy dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/9: Công ty Indochine Imex đối mặt với nợ quá hạn nhiều ngân hàng
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục quán tính tăng
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 17/9: Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc, VN Index tăng vọt
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/9: Nghệ An hủy dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/9: Dự án sân bay Sa Pa gặp khó khăn vì thiếu nhà đầu tư
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/9: Hà Nội chuẩn bị đấu giá hơn 80 lô đất, khởi điểm từ 5,3 triệu đồng/m2
- Đấu giá đất: Thật hay ảo?
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/9: Hà Nội sắp có thêm chung cư hơn 24ha tại quận Ba Đình
- Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Yêu cầu kiểm tra các bất động sản có yếu tố thổi giá
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/9: Cần phân hạng chung cư trước khi mở bán để bảo đảm minh bạch
- Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 13/9: Xem xét chấm dứt hoạt động dự án chuyển đổi gần 900 ha rừng ở Gia Lai
- Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 12/9: Đà Nẵng chờ quyết định của Thủ tướng về số phận dự án Golden Hills
- Điểm tin Xây dựng - Bất động sản ngày 11/9: Dự án chung cư QMS Tower bất ngờ dừng bán