Kiến nghị thống nhất quy trình đầu tư dự án bất động sản

03:15 | 09/12/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị sớm có hướng dẫn quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội để các địa phương thống nhất triển khai thực hiện.
HoREA kiến nghị 10 phương án gỡ vướng cho các dự án bất động sảnHoREA kiến nghị 10 phương án gỡ vướng cho các dự án bất động sản
HoREA kiến nghị nhà đầu tư được mua trái phiếu riêng lẻ để “gỡ khó” cho thị trường BĐSHoREA kiến nghị nhà đầu tư được mua trái phiếu riêng lẻ để “gỡ khó” cho thị trường BĐS
Doanh nghiệp kiến nghị gì với Chính phủ để “cứu” thị trường bất động sản?Doanh nghiệp kiến nghị gì với Chính phủ để “cứu” thị trường bất động sản?

Theo HoREA, hiện nay trong việc thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” còn tồn tại rất nhiều vướng mắc, hạn chế làm khó từ các doanh nghiệp đến cơ quan quản lý.

Cụ thể như “vướng mắc” trong thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, một trong những bất hợp lý đang làm các doanh nghiệp “đau đầu” nhất hiện nay là những vướng mắc do quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020.

Cụ thể, Luật Đầu tư 2020 quy định: “3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm: a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị…”.

Tương tự, hiện nay tại điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định “c) Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có)".

Quy định này yêu cầu “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu”, “giấy tờ chứng minh đất đã được giải phóng mặt bằng” (được cấp huyện xác nhận), “tài liệu chứng minh dự án không thuộc Danh mục dự án thu hồi đất”;… nên Sở Kế hoạch và Đầu tư thường phát hành khoảng 10 bộ hồ sơ yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có ý kiến.

Kiến nghị thống nhất quy trình đầu tư dự án bất động sản
Đề nghị thống nhất quy trình đầu tư dự án bất động sản/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chủ tịch HoREA cho rằng, dù thủ tục này theo cơ chế“một cửa” nhưng lại bị mất nhiều thời gian hơn, không tốt hơn, thậm chí bị “tắc” ngay tại cửa đầu tiên là khâu chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

So với trước đây làm theo cơ chế “nhiều cửa” thì doanh nghiệp có thể đồng thời trực tiếp làm việc song song với từng Sở, ngành, quận, huyện để được thẩm định nên có kết quả nhanh hơn hiện nay bởi lẽ, thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” chỉ là thủ tục “khởi đầu” của dự án, chứ không phải là thủ tục để quyết định ngay “Báo cáo khả thi” của dự án.

Sau thủ tục này thì các Sở, ngành tiếp tục thực hiện thủ tục thẩm định dự án; phê duyệt quy hoạch chi tiết; giao, thuê đất; công nhận chủ đầu tư; cấp Giấy phép xây dựng; xác định nghĩa vụ tài chính.

Bên cạnh đó, quy định “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết” còn mâu thuẫn với khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định “7. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư”. Nhưng tại thời điểm này chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thì nhà đầu tư chưa được công nhận là chủ đầu tư dự án nên lâm vào tình trạng “con gà - quả trứng”, cái nào có trước cái nào có sau.

"Vướng mắc" tiếp theo là vướng mắc” trong việc bảo đảm chỉ tiêu “quy mô dân số” và “đánh giá tác động giao thông” khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Theo ông Lê Hoàng Châu, “rào cản quy mô dân số” làm “khó” thủ tục công nhận chủ đầu tư và phê duyệt các dự án nhà ở thương mại và cả dự án nhà ở xã hội..

Nếu tiếp tục tình trạng này thì quy mô dân số trở thành “rào cản” cho phát triển kinh tế xã hội và thực hiện chỉnh trang đô thị. Bởi lẽ, thành phố vẫn phải bảo đảm an sinh xã hội cho toàn bộ quy mô dân số thực tế chứ không phải là quy mô dân số theo tổng điều tra dân số.

Một vướng mắc nữa là trong phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án nhà ở xã hội “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành”.

Quy định này bị “vướng mắc, ngay tại bước 1 “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” và tại bước 2 “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500”, do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc) và UBND cấp huyện “không dám” phê duyệt mà yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải “chờ” cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 rồi mới “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500”, nên không biết phải “chờ” đến bao giờ.

Do vậy, HoREA đề nghị cần có thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản để khơi thông nguồn cung nhà ở. Trong đó, kiến nghị quy trình thủ tục đầu tư nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch gồm 4 bước:

Đầu tiên, thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” dự án nhà ở xã hội do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Tiếp đến thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc) thực hiện.

Thực hiện song song và nối tiếp các thủ tục “giao thuê đất; cấp Giấy phép xây dựng; chuyển mục đích sử dụng đất; xác định và miễn nộp tiền sử dụng đất”.

Cuối cùng, thủ tục cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” cho chủ đầu tư dự án và khách hàng mua nhà ở xã hội sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)