Hy Lạp muốn tăng gấp 4 lần công suất xuất khẩu khí đốt vào năm 2025

15:35 | 30/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hy Lạp đang triển khai kế hoạch để đưa quốc gia này trở thành một trung tâm mới về nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và là nước xuất khẩu khí đốt sang khu vực phía nam và phía đông Địa Trung Hải, theo Upstream Online.
Vì sao Hy Lạp đẩy nhanh việc thăm dò khí đốtVì sao Hy Lạp đẩy nhanh việc thăm dò khí đốt
Moldova ký hợp đồng cung cấp khí đốt với Hy LạpMoldova ký hợp đồng cung cấp khí đốt với Hy Lạp
Hy Lạp muốn tăng gấp 4 lần công suất xuất khẩu khí đốt vào năm 2025
Thứ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng Hy Lạp Alexandra Sdoukou

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh và giải thưởng LNG thế giới ở Athens hôm thứ Tư, Thứ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng Hy Lạp Alexandra Sdoukou cho biết nước này dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần công suất xuất khẩu khí đốt vào năm 2025.

Bà Sdoukou cho biết, đến đầu năm 2024, đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) mới của Hy Lạp cho Cảng Alexandroupolis sẽ tăng gấp đôi công suất nhập khẩu LNG của đất nước và mở ra một lộ trình mới để đa dạng hóa nguồn cung.

Theo bà Maria Rita Galli - Giám đốc điều hành của công ty khí đốt Hy Lạp DESFA, đơn vị FSRU, với công suất 155.000 mét khối, sẽ cập cảng vào tháng 12 để bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu năm 2024. Đơn vị này sẽ có tổng công suất tái hóa khí khoảng 5,5 tỷ mét khối mỗi năm.

Bà cho biết điều này sẽ củng cố vai trò của Hy Lạp với tư cách là “cửa ngõ cung cấp LNG”.

Vị bộ trưởng nói rằng ba dự án đường ống khác sẽ được triển khai trong năm 2025, cho phép nước này cung cấp khí đốt cho khu vực rộng lớn hơn, bao gồm các quốc gia như Moldova và Ukraine.

“Từ cuộc khủng hoảng, chúng tôi đã học được giá trị của việc tăng cường hợp tác xuyên biên giới,” bà nhận xét khi đề cập đến tình trạng thiếu năng lượng đang bao trùm châu Âu sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu năm 2022.

Sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn tới phần lớn châu Âu, Hy Lạp nổi lên trở thành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính và đôi khi là duy nhất cho Đông Nam Âu. Hy Lạp, hiện đang vận hành một trạm LNG trên đất liền, cũng muốn tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với các nước phía đông trong khu vực.

Đỗ Khánh

Upstream Online