Hệ lụy doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lấy từ một nguồn
![]() |
Trao đổi với PV PetroTimes, TS. Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc cho biết, việc không cho doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) lấy nhiều nguồn dẫn đến DNBL thành lập ra quá nhiều doanh nghiệp nhỏ của gia đình mình. Trước đây, có người 3-4 cửa hàng xăng dầu của 1 doanh nghiệp nay đã tách ra lập thành 2 hoặc 3, thậm chí là 4 doanh nghiệp riêng biệt để được lấy nhiều nguồn. Việc thành lập nhiều doanh nghiệp là để đối phó với quy định cửa hàng xăng dầu không được lấy từ nhiều nguồn.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Mặc dù trên thực tế cũng chỉ là 1 người sở hữu tất cả các doanh nghiệp đó. Điều này đã làm cho tăng số lượng về doanh nghiệp nhưng không tăng về chất lượng và làm phức tạp thêm cho việc quản lý của chủ doanh nghiệp khi phải tách ra hạch toán sổ sách tài chính kế toán, vay trả, xử lý công nợ… của từng doanh nghiệp riêng biệt theo quy định.
Ông Tây lấy dẫn chứng: "Một người chủ phải chia ra cho vợ, con, thậm chí là cháu hay người làm công đứng tên hộ cho chủ doanh nghiệp, để được lấy nhiều nguồn. Bản thân tôi cũng tách doanh nghiệp ra cho vợ đứng tên để được lấy nhiều nguồn".
Tuy nhiên, để đảm bảo quản lý chi tiêu và quản lý tài khoản và cân đối toàn bộ nguồn tiền có được thì người chủ doanh nghiệp phải quản lý cả 3-4 con dấu cùng lúc để lệnh chi xuất điều phối nguồn tiền của tất cả các doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Đây là việc làm phức tạp và không hề dễ chịu, không hề thuận tiện trong quản lý của chủ doanh nghiệp xăng dầu hiện tại đang phải gánh chịu để đối phó với quy định. Cho nên việc chi trả nhầm, lộn doanh nghiệp mà ngân hàng phải chuyển trả điều chỉnh cho đúng là chuyện thường xuyên xảy ra với DNBL xăng dầu.
Về quản lý nhà nước lại càng phức tạp hơn khi phải quản lý quá nhiều doanh nghiệp, nhất là vấn đề quản lý thuế, nhận báo cáo cùng lúc quá nhiều doanh nghiệp thay vì đúng nghĩa thực chất chỉ 01 doanh nghiệp, càng phức tạp hơn về quản lý hoá đơn của cơ quan thuế, rất nhiều trường hợp gửi từ 01 máy tính duy nhất, 01 email duy nhất nhưng nhiều báo cáo cùng lúc, quản lý về điều kiện kinh doanh cũng từ đó mà phải gánh thêm việc… nhưng thu ngân sách thì không tăng thêm.
“Nếu cho doanh nghiệp được lấy nhiều nguồn thì sẽ có một cuộc sáp nhập hàng loạt doanh nghiệp với nhau để chủ doanh nghiệp dễ quản lý đó là điều chắc chắn” - chủ doanh nghiệp Bội Ngọc cho biết thêm.
Ông Tây cho rằng, Ban Kinh tế Quốc hội nên lập ra tổ đánh giá chuyên đề về tác động tiêu cực của Nghị định 95, 83 về kinh doanh xăng dầu để đánh giá lại đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho việc ban hành Nghị định quản lý xăng dầu sắp tới.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Hà Nội tăng cường kiểm tra và giám sát hóa đơn điện tử trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng