Ha Nội: La liệt dự án bỏ hoang do chủ đầu tư giữ đất

16:02 | 03/10/2018

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện còn 20.587 trường hợp vi phạm và chậm triển khai dự án.
ha noi la liet du an bo hoang do chu dau tu giu datMetro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn "khủng": Đã ký hiệp định vay hơn 31.000 tỷ đồng
ha noi la liet du an bo hoang do chu dau tu giu datDự án T&T Phố Nối: Có được cấp sổ đỏ vĩnh viễn?
ha noi la liet du an bo hoang do chu dau tu giu datĐường 52 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã xuống cấp

Trong đó, diện tích đất xây dựng trái phép, sử dụng không đúng mục đích gần 300ha; chuyển nhượng trái quy định 12ha. Ngoài ra, còn 501ha đất nông nghiệp công ích, đất công, đất chưa sử dụng do UBND cấp xã quản lý đang để vi phạm với 13.927 trường hợp.

ha noi la liet du an bo hoang do chu dau tu giu dat
Có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa.

Cũng theo ghi nhận từ ý kiến cử tri Thường trực HĐND TP Hà Nội, việc xử lý tồn tại vi phạm về đất đai trên địa bàn thành phố còn chậm do công tác quản lý nhà nước của các địa phương hạn chế. Không chỉ thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm cũ, một số địa phương còn để phát sinh vi phạm mới, gây bức xúc trong nhân dân.

Cụ thể, theo báo cáo của HĐND TP Hà Nội, qua giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện, thành phố có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục.

Nhiều dự án các quận, huyện đề nghị thành phố thanh tra, lập hồ sơ thu hồi theo quy định; trong đó có cả những dự án đã được thành phố kiểm tra, phát hiện, được HĐND TP kiến nghị từ năm 2012. Giám sát qua báo cáo của 22 quận, huyện, thị xã còn lại cho thấy có 172 dự án chậm triển khai.

Nhiều đại biểu HĐND TP cho rằng, các tồn tại trên là do nhiều dự án triển khai chậm tiến độ; một số nhà đầu tư có biểu hiện giữ đất, không thực hiện thủ tục triển khai dự án. Một số dự án đã huy động vốn từ các đối tác nhưng chậm triển khai, không bàn giao nhà đúng tiến độ như cam kết dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài…

Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án... Cá biệt, có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Đáng lưu ý, qua thanh kiểm tra, nhiều vi phạm về trật tự xây dựng, quản lý đất đai đã được phát hiện nhưng kết quả xử lý còn hạn chế, chưa quyết liệt. Một số địa phương còn xem nhẹ hoặc không giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về đất đai nên khi được yêu cầu tổng hợp số liệu còn lúng túng, dẫn đến kết quả báo cáo chưa chính xác.

Để giải quyết các tồn tại trên, Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thanh, kiểm tra dự án có dấu hiệu vi phạm. Với dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo UBND TP yêu cầu chủ đầu tư phải nộp ngân sách số tiền tương ứng với số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian dự án chậm tiến độ.

Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa dự án vào sử dụng, Sở sẽ tham mưu UBND TP thu hồi đất.

Enternews

vietinbank
ajinomoto