Hà Nội chốt chọn phương án đoạt giải nhất thiết kế cầu Trần Hưng Đạo
![]() |
![]() |
Với phương án này, cầu chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
![]() |
Phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Trọng Đảng)/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Đơn vị thiết kế phương án này từng giải thích, kiến trúc cầu lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận.
Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm.
Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm. Đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.
Theo quy hoạch năm 2017, cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối tuyến đường Trần Hưng Đạo đến nút giao Cổ Linh - Long Biên - Xuân Quan. Dễ dàng di chuyển đến Aeon Mall Long Biên, đường Xuân Quan về phía cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Hoặc từ đây có thể đi đến trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Ngoài ra, theo quy hoạch thì vị trí cầu Trần Hưng Đạo còn kết nối với đường Nguyễn Văn Linh, đoạn gần cầu vượt nút giao Long Biên.
Điểm đầu của dự án nằm tại ngã 5 nút giao Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) - Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối qua Nguyễn Văn Linh, nối đường quy hoạch tại Quận Long Biên. Đây là một vị trí trọng yếu, kết nối giữa quận trung tâm và quận phía đông Thủ đô, thuận tiện đi lại cả về đường thủy lẫn đường bộ.
Toàn tuyến có chiều dài lên đến 5.5km, trong đó chiều dài của cầu là 3km, chiều rộng là 20m, còn lại là đường dẫn hai đầu cầu. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.938 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.
Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải được tình hình ách tắc giao thông tại các cầu bắc ngang qua sông Hồng, đặc biệt là cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Đồng thời giúp đường Nguyễn Văn Cừ và các tuyến đường xung quanh trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
- Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem!
- Hà Nội phân luồng giao thông trong hai ngày 14-15/4 để đón khách quốc tế
- Chủ đầu tư đối thoại giải quyết các vướng mắc tại chung cư Dicovery 302 Cầu Giấy
- Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
- Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
- Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Xem xét loại bỏ các nội dung bất hợp lý về thuế quan
- Doanh nghiệp nào liên quan đến sai phạm tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2?
- Chính phủ sẽ chủ động thích ứng với các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ
- Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines