FLC liên tiếp nhận quyết định cưỡng chế thuế, số tiền vượt 1.000 tỷ đồng
![]() |
Trong công bố thông tin gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 11/9, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cho biết đã nhận 9 quyết định cưỡng chế thuế.
Cụ thể, ngày 5/9, Chi cục Thuế khu vực Đak Đoa – Mang Yang (Gia Lai) ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản và yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Tập Đoàn FLC để thi hành Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp số 2683/TB-CCTV-KDT ngày 9/8/2024.
Lý do bị cưỡng chế là tập đoàn nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế. Số tiền bị cưỡng chế: 90.977.774 đồng.
Cũng tại công bố này, Tập đoàn FLC cho biết đã nhận quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của Chi cục Thuế khu vực TP Sầm Sơn - Quảng Xương (Thanh Hóa), để thực hiện Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo thông báo số 24935/TB-CCTKV-KĐT ngày 13/8/2024. Lý do bị cưỡng chế cũng do FLC nợ tiền thuế quá hạn 90 ngày theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế 227.069.064.121 đồng.
Trước đó một tuần, ngày 4/9, Tập đoàn FLC nhận 23 quyết định cưỡng chế thuế và các lệnh thu ngân sách nhà nước từ Cục thuế Hà Nội.
Cục thuế Hà Nội đã điều chỉnh Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn số 41046/QĐ-CTHN-QLN ngày 16/7/2024 đối với Tập Đoàn FLC để thi hành Thông báo tiền thuế nợ của Cục thuế TP Hà Nội; Chi Cục thuế TP Hạ Long; Chi Cục thuế Khu vực TP sầm Sơn - Quảng Xương; Cục thuế tỉnh Quảng Bình với tổng số tiền bị cưỡng chế là 821.754.683.383 đồng.
Quyết định mới nhất được điều chỉnh cộng thêm Thông báo tiền thuế nợ số của Chi cục Thuế TP Quy Nhơn, nâng tổng số tiền bị cưỡng chế lên 955.282.125.859 đồng.
Lý do bị cưỡng chế là Tập Đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Tập đoàn FLC cũng liên tiếp nhận quyết định cưỡng chế thuế, xử phạm vi phạm hành về thuế từ các cơ quan thuế: Bạc Liêu, Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Định, Đồng Tháp…
Mới đây, FLC đã chốt danh sách cổ đông để tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 nhằm miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đông quản trị, Ban Kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/9.
Trước ngày diễn ra Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, trụ sở FLC đã được chuyển từ tòa nhà Bamboo Airways, số 265, đường Cầu Giấy (Hà Nội) về tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ (Hà Nội).
Trong năm 2024, FLC đặt mục tiêu doanh thu từ mảng bất động sản đạt 1.187 tỷ đồng, còn mảng du lịch nghỉ dưỡng ước tính mang về 1.213 tỷ đồng, đủ để duy trì hoạt động và thực hiện các cam kết với đối tác.
Tập đoàn FLC định hướng năm nay vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với 3 trụ cột chính: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và mua bán – sáp nhập các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.
Vừa qua, vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán" liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết đã bị tuyên phạt 18 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 3 năm tù về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", tổng mức án là 21 năm tù, tính từ ngày 29/3/2022. |
Diệu Phương
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/3: Quảng Bình thu hồi đất dự án du lịch hơn 150 tỷ đồng do nợ thuế
-
Y tế Việt Nhật bị xử phạt và truy thu thuế hơn 12,8 tỷ đồng
-
Dầu khí Nam Sông Hậu báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp
-
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội bị phạt, truy thu gần 1 tỷ đồng
- Lợi nhuận quý I/2025 của Gelex tăng vọt 68%, tiềm năng lớn từ mảng thiết bị điện
- PLC đặt ‘ngôi sao’ hy vọng 2025 vào mảng nhựa đường, chia cổ tức tối thiểu 12%
- Năm 2025: PJICO đặt mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững
- Sau khi bị hủy niêm yết, Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản
- Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất gì khi Mỹ áp thuế 46%?
- Doanh nghiệp nào liên quan đến sai phạm tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2?
- REE lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào điện khí LNG trong 2025
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- CTCP Tổng Bách Hóa đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh