Chung sống với biển cả : Bài 2: Muôn kiểu chống bão

03:04 | 25/05/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năm 2013, nhiều người dân làng chài ở miền Trung đã bỏ chạy khi nghe tin siêu bão Haiyang sức gió lên tới 230km/giờ đổ bộ vào Biển Đông sau khi tàn phá Philippines khiến 6.300 người chết. Tuy nhiên, trước thời điểm bão vào đất liền, người dân ở nhiều làng chài vẫn trụ lại, đào hầm để tránh bão. Mô hình nhà boong ke, hầm mu rùa tránh bão tới nay đã trở nên phổ biến. Khi siêu bão Rai (năm 2021) đe dọa miền Trung, thì người dân lại kích hoạt các mô hình như vậy.
Chung sống với biển cả : Bài 2: Muôn kiểu chống bão
Mô hình hầm mu rùa tránh trú bão rất hiệu quả của người dân ven biển. Ảnh: Văn Chương, https://dulich.petrotimes.vn

Đào hầm trú bão

“Siêu bão Rai tăng cấp độ khi tiến vào Biển Đông, các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi là địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão...”, đó là thông tin dồn dập trên phương tiện thông tin đại chúng vào chiều tối 18-12-2021. Tại xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, tiếng gió thổi át cả âm thanh của các phương tiện lưu thông trên đường thôn dưới trời mưa rả rích.

“Khi bão Rai sắp vô thì liệu bà con mình có bỏ chạy như siêu bão Haiyang năm 2013?”, nghe tôi hỏi, vài người cao tuổi trong làng nói rằng, “chưa bỏ chạy vì không thấy sóng dựng”.

Sóng dựng? Liệu người dân làng chài này có cách riêng gì để đối phó với mối đe dọa từ bão? Sau này, các cụ già giải thích rằng, cứ ra bờ biển, ngó về cửa Sa Kỳ, ngay rạn san hô có cắm chiếc đèn biển, nếu mà bão ập vô bờ, tàn phá thì trước một ngày là sóng biển sẽ dựng đứng khi va vào dải san hô. Còn nếu sóng cuộn tròn thì có thể bão không vào, hoặc đi ven bờ, sau đó, hướng về phía Bắc rồi suy yếu dần. Nhận định trên đã được thực tế kiểm chứng qua hàng chục cơn bão đe dọa trực tiếp vùng biển này.

Tôi đi tìm những ngôi nhà từng xây dựng hầm theo kiểu boong ke để tránh trú bão ở xã Tịnh Kỳ, thì bà con chỉ về ngôi làng nằm phía bên bờ Bắc cửa biển Sa Kỳ; còn hầm kiểu mu rùa, có tác dụng chống bão cực kỳ hiệu quả, không chiếm diện tích trong ngôi nhà, thì được bà con chỉ ra tận làng chài xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là một ngôi làng nằm trải dài trên những triền cát.

Theo chỉ dẫn của cán bộ Đồn Biên phòng Bình Minh, ở khu vực cuối xóm cũng có một số ngôi nhà xây dựng hầm kiểu boong ke để tránh trú bão. Mặc dù căn hầm được xây dựng và chiều cao trên mặt đất chưa tới 1m, nhưng bà con chất đầy bao cát. Nếu bão đổ bộ thì cả gia đình chui vào hầm, đóng cửa lại, sau đó, ngồi nghe âm thanh gầm rú của gió ngớt thì lại chui ra.

Siêu bão Rai khi vào đất liền xem ra không đe dọa được các làng chài của xã Tịnh Kỳ, không có cảnh rời làng chạy lên thành phố Quảng Ngãi như lần nghe tin siêu bão Haiyang. Bởi vì, nhiều gia đình khi xây dựng nhà đã thiết kế theo kiểu nhà bê tông cốt thép vững chãi, chống chịu được bão lớn; khi bão đổ bộ thì cho bà con hàng xóm sang trú nhờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện xây dựng nhà kiên cố, vì vậy, hầm mu rùa vẫn là phương án dự phòng để chống bão đối với người dân ở làng cát. Do nhiều làng chài nằm trên rẻo cát, vì vậy, chỉ cần đào một cái hố, sau đó, úp chiếc thúng xuống và để lưng thúng gần ngang bằng với mặt đất, phía Tây của thúng là một lỗ nhỏ chui vừa một người.

Khi bão Rai sắp đổ bộ vào đất liền, tôi đến làng chài thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để gặp gỡ các gia đình đã xây dựng hầm boong ke chống bão. Ông Võ Văn Lâm ở trong ngôi nhà nằm sát mé biển, cứ nghe tin bão thì lại dọn dẹp căn hầm. Trong những trận bão trước, khi ghé xuống thăm làng chài, đến một vài gia đình xây dựng hầm tránh trú bão, đều thấy bà con đã dọn hầm sạch sẽ để sẵn sàng vào trú ngụ. Cách thiết kế hầm thì mỗi gia đình một kiểu, có người đặt nắp hầm ngay giường ngủ, khi có biến chỉ cần tụt xuống hầm, đóng nắp lại là xong.

Lưới mềm, bóng nước, bê tông

Mỗi khi có thông tin bão lớn đổ bộ vào miền Trung, chính quyền địa phương và BĐBP đã triển khai nhiều phương án phòng, chống bão, sau đó, thông tin về việc đã di dời hàng ngàn người dân vào nơi an toàn. Tuy nhiên, trừ những trận siêu bão, còn lại đa số người dân thay vì rời đi, họ chọn phương án chống chọi tại chỗ, chèn chống nhà cửa, rời nhà tạm đến các nhà kiên cố, xuống hầm tránh trú bão.

Chung sống với biển cả : Bài 2: Muôn kiểu chống bão
Một ngư dân ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chèn nhà cửa chắc chắn trước khi đưa người nhà vào sâu trong làng chài tránh trú bão. Ảnh: Văn Chương, https://dulich.petrotimes.vn

Đào hầm trú bão

“Siêu bão Rai tăng cấp độ khi tiến vào Biển Đông, các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi là địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão...”, đó là thông tin dồn dập trên phương tiện thông tin đại chúng vào chiều tối 18-12-2021. Tại xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, tiếng gió thổi át cả âm thanh của các phương tiện lưu thông trên đường thôn dưới trời mưa rả rích.

“Khi bão Rai sắp vô thì liệu bà con mình có bỏ chạy như siêu bão Haiyang năm 2013?”, nghe tôi hỏi, vài người cao tuổi trong làng nói rằng, “chưa bỏ chạy vì không thấy sóng dựng”.

Sóng dựng? Liệu người dân làng chài này có cách riêng gì để đối phó với mối đe dọa từ bão? Sau này, các cụ già giải thích rằng, cứ ra bờ biển, ngó về cửa Sa Kỳ, ngay rạn san hô có cắm chiếc đèn biển, nếu mà bão ập vô bờ, tàn phá thì trước một ngày là sóng biển sẽ dựng đứng khi va vào dải san hô. Còn nếu sóng cuộn tròn thì có thể bão không vào, hoặc đi ven bờ, sau đó, hướng về phía Bắc rồi suy yếu dần. Nhận định trên đã được thực tế kiểm chứng qua hàng chục cơn bão đe dọa trực tiếp vùng biển này.

Tôi đi tìm những ngôi nhà từng xây dựng hầm theo kiểu boong ke để tránh trú bão ở xã Tịnh Kỳ, thì bà con chỉ về ngôi làng nằm phía bên bờ Bắc cửa biển Sa Kỳ; còn hầm kiểu mu rùa, có tác dụng chống bão cực kỳ hiệu quả, không chiếm diện tích trong ngôi nhà, thì được bà con chỉ ra tận làng chài xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là một ngôi làng nằm trải dài trên những triền cát.

Theo chỉ dẫn của cán bộ Đồn Biên phòng Bình Minh, ở khu vực cuối xóm cũng có một số ngôi nhà xây dựng hầm kiểu boong ke để tránh trú bão. Mặc dù căn hầm được xây dựng và chiều cao trên mặt đất chưa tới 1m, nhưng bà con chất đầy bao cát. Nếu bão đổ bộ thì cả gia đình chui vào hầm, đóng cửa lại, sau đó, ngồi nghe âm thanh gầm rú của gió ngớt thì lại chui ra.

Siêu bão Rai khi vào đất liền xem ra không đe dọa được các làng chài của xã Tịnh Kỳ, không có cảnh rời làng chạy lên thành phố Quảng Ngãi như lần nghe tin siêu bão Haiyang. Bởi vì, nhiều gia đình khi xây dựng nhà đã thiết kế theo kiểu nhà bê tông cốt thép vững chãi, chống chịu được bão lớn; khi bão đổ bộ thì cho bà con hàng xóm sang trú nhờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện xây dựng nhà kiên cố, vì vậy, hầm mu rùa vẫn là phương án dự phòng để chống bão đối với người dân ở làng cát. Do nhiều làng chài nằm trên rẻo cát, vì vậy, chỉ cần đào một cái hố, sau đó, úp chiếc thúng xuống và để lưng thúng gần ngang bằng với mặt đất, phía Tây của thúng là một lỗ nhỏ chui vừa một người.

Khi bão Rai sắp đổ bộ vào đất liền, tôi đến làng chài thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để gặp gỡ các gia đình đã xây dựng hầm boong ke chống bão. Ông Võ Văn Lâm ở trong ngôi nhà nằm sát mé biển, cứ nghe tin bão thì lại dọn dẹp căn hầm. Trong những trận bão trước, khi ghé xuống thăm làng chài, đến một vài gia đình xây dựng hầm tránh trú bão, đều thấy bà con đã dọn hầm sạch sẽ để sẵn sàng vào trú ngụ. Cách thiết kế hầm thì mỗi gia đình một kiểu, có người đặt nắp hầm ngay giường ngủ, khi có biến chỉ cần tụt xuống hầm, đóng nắp lại là xong.

Lưới mềm, bóng nước, bê tông

Mỗi khi có thông tin bão lớn đổ bộ vào miền Trung, chính quyền địa phương và BĐBP đã triển khai nhiều phương án phòng, chống bão, sau đó, thông tin về việc đã di dời hàng ngàn người dân vào nơi an toàn. Tuy nhiên, trừ những trận siêu bão, còn lại đa số người dân thay vì rời đi, họ chọn phương án chống chọi tại chỗ, chèn chống nhà cửa, rời nhà tạm đến các nhà kiên cố, xuống hầm tránh trú bão.

https://dulich.petrotimes.vn

Lê Văn Chương

bienphong.com.vn