Chính thức giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng

06:46 | 09/08/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngày 8/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
Yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giảm thuế, phí liên quan đến xăng dầu trước 30/7Yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giảm thuế, phí liên quan đến xăng dầu trước 30/7
Yêu cầu xử lý nhanh, đề xuất giảm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầuYêu cầu xử lý nhanh, đề xuất giảm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 12%Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 12%

Cụ thể, sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 51/2022/NĐ-CP.

Chính thức giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng
Chính thức giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40% - 55% đối với xăng và 35% - 50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn). Trong khi đó, ở nước ta, với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92, 21,95% đối với xăng RON95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giảm từ 20% xuống 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng xăng, thay vì mức 12% như đề xuất trước đó.

Cũng theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác động lớn tới sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân; tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nhập khẩu xăng từ nhiều quốc gia khác, qua đó thúc đẩy tính cạnh tranh để giảm giá mặt hàng này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta.

Với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp, theo đó, trong trường hợp các điều kiện khác không thay đổi thì việc điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng theo phương án dự kiến cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng

vietinbank
ajinomoto