Chi phí tài chính ăn mòn lợi nhuận tại Fecon, dư nợ vay hơn 3.000 tỷ đồng
![]() |
![]() |
Trong 3 tháng đầu năm 2023, Fecon thu về hơn 609 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% so với cùng kỳ, biên lãi gộp tăng lên mức 20%.
Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính trong quý 1/2023 giảm tới 46% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân chủ yếu do quý I/2022 Fecon ghi nhận lãi từ hoạt động đầu tư hơn 7,3 tỷ đồng (quý I/2022, Fecon thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư, bán ra hầu hết cổ phiếu FCM của CTCP Khoáng sản Fecon).
Trong khi đó, chi phí tài chính của Fecon bất ngờ tăng tới tăng 47% so với cùng kỳ, lên hơn 69 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay đã tăng 44%, lên hơn 66 tỷ đồng và lỗ thanh lý các khoản đầu tư hơn 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2022 không ghi nhận số liệu này.
![]() |
|
Các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí bán hàng không có sự thay đổi đáng kể so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, Fecon lãi sau thuế quý I/2023 gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 6,6 tỷ đồng. Tuy nhiên lại lỗ ròng hơn 7 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ.
Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý I/2023 Fecon ghi nhận hơn 7.872 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu chiếm gần 45% cơ cấu tài sản với 3.516 tỷ đồng, gồm 3.393 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và 123 tỷ đồng phải thu dài hạn. Hàng tồn kho của Fecon ghi nhận hơn 1.639 tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu năm (tập trung chủ yếu ở chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hơn 1.552 tỷ đồng).Tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức 187 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I/2023, nợ phải trả của Fecon ở mức 4.377 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay chiếm 3.050 tỷ đồng, chiếm 70% nợ phải trả, gồm 1.891 tỷ đồng vay ngắn hạn và 1.159 tỷ đồng vay dài hạn. Trong quý 1/2023, doanh nghiệp đã tiến hành chi trả 645 tỷ đồng nợ gốc vay và thuê tài chính, đồng thời thu từ đi vay hơn 855 tỷ đồng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là 1,25 lần.
Năm 2023, Fecon lên kế hoạch doanh thu đạt 3.800 tỷ đồng và lãi ròng 110 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và gấp 2,75 lần kết quả thực hiện năm ngoái. Trong đó, dự kiến mảng nền móng và xây dựng sẽ mang về 2.800 tỷ đồng doanh thu, còn mảng hạ tầng và công trình ngầm có doanh thu 1.000 tỷ đồng.
Về lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp đặt mục tiêu 125 tỷ đồng, trong đó, hoạt động đầu tư được dự báo mang về 60 tỷ đồng, chiếm 48% kế hoạch và hoạt động chính là 65 tỷ đồng, chiếm 52%.
![]() |
Kế hoạch kinh doanh được đưa ra dựa trên đánh giá các nguồn lực hiện có và bối cảnh ngành xây dựng được dự báo tăng trưởng trở lại và nhiều vấn đề vướng mắc được giải quyết.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Hà Phương - Huy Tùng
- Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
- Hà Nội tăng cường hậu kiểm mỹ phẩm, siết chặt quản lý các cơ sở tự công bố
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm