Bình Thuận: Trục vớt được 11 phương tiện bị chìm, trôi dạt do mưa lũ
![]() |
Tàu cá bị nhấn chìm, hư hỏng do lũ quét. Ảnh: Trung Thành |
Ngay khi xảy ra sự cố, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Thuận đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Phước Lộc phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi, Ban Quản lý cảng cá La Gi, các phường, xã triển khai các phương án, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ ngư dân trục vớt tàu bị chìm, đưa tàu bị hư hỏng lên bờ sửa chữa.
Đồng thời, hướng dẫn, tổ chức neo đậu lại tàu thuyền trong bến và tại cửa biển La Gi để tạo thông thoáng dòng chảy; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với tàu thuyền neo đậu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Phối hợp triển khai hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các lao động trông coi tàu cá đang neo đậu trong cảng cá La Gi, khu vực sông Dinh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến sáng 3/9, các lực lượng chức năng đã trục vớt được 10 tàu cá, xuồng máy và 1 xà lan đưa vào bờ để sữa chữa; hướng dẫn 89 chiếc tàu cá với 196 lao động ra ngoài cửa biển La Gi neo đậu, đảm bảo an toàn, phòng tránh thiệt hại khi lũ xảy ra. Hiện công tác trục vớt số phương tiện còn lại vẫn đang được các lực lượng tích cực triển khai.
Trước đó, khoảng từ 19 đến 24 giờ ngày 28/8, trên thượng nguồn lưu vực sông Dinh (thị xã La Gi, Bình Thuận) có mưa lớn kéo dài, nước lũ trên thượng nguồn đổ về hạ lưu sông Dinh. Khi nước lũ đổ xuống hạ lưu trùng hợp với mực nước thủy triều xuống thấp nên gây dòng chảy xiết, mạnh (lũ quét cục bộ), đã làm một số tàu thuyền đang neo đậu trên sông Dinh (đoạn từ cầu Tân Lý đến cảng cá La Gi) bị đứt dây neo, va đập vào nhau làm vỡ tàu, gây chìm, hư hỏng tàu cá.
Theo thống kê, nước lũ đã làm chìm, hư hỏng 98 chiếc tàu, trong đó có 52 chiếc tàu cá, xuồng máy bị chìm (gồm 17 tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên; 1 xà lan; 34 tàu cá, xuồng máy dưới 12m).Tổng giá trị thiệt hại do mưa lũ gây ra gần 10,5 tỷ đồng.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Thuận đã cử tổ công tác đặc biệt trực tiếp xuống hiện trường để chỉ đạo, huy động tối đa các lực lượng, phương tiện hỗ trợ ngư dân chằng cột, lai kéo và khắc phục các sự cố xảy ra. Đồng thời, phối hợp hướng dẫn, tổ chức neo đậu lại tàu thuyền trong bến và di chuyển ra khỏi cửa biển La Gi neo đậu; lập các phương án để trục vớt đối với các phương tiện bị nhấn chìm.
Vân Anh
https://dulich.petrotimes.vn/
Theo bienphong.com.vn
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 27/3: Bình Thuận thanh tra 2 dự án Summerland và Đồi Hòn Rơm
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/3: Sơn Tây ( Hà Nội ) sắp đấu giá 26 thửa đất, giá từ 23 triệu đồng/m2
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/2: Thị trường đất nền năm 2025 dự báo sẽ khó bứt phá trong ngắn hạn
- Mô hình nhà máy điện mặt trời nổi: Bước đột phá xanh cho nuôi trồng thủy sản
- VSOE 2024: Cơ hội kết nối với những chuyên gia hàng đầu về công trình ngoài khơi
- Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
- Bất chấp hạn hán, lợi nhuận của kênh đào Panama tăng mạnh
- Gia đình 3 người trôi dạt trên bè cá được cứu sống
- Nam Định- Thái Bình: Khẩn trương, gấp rút phòng chống siêu bão
- Nhà nông Nam Định: run rẩy đối mặt cơn bão lớn
- [Infographic] Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
- Cảng biển TP Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt
- Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng