Bất động sản và "cú lội ngược dòng" trong thu hút dòng vốn ngoại

15:19 | 20/01/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Một trong những xung lực tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản năm 2021 là tín hiệu tăng trưởng lạc quan từ dòng vốn ngoại.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bất động sản đứng thứ 3 trong các ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020, với tổng vốn đăng ký đạt 4,184 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2019. Trong đó, dòng ngoại đổ vào bất động sản nhiều nhất quý III/2020, với 2,33 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là quý IV/2020 với hơn 1 tỷ USD.

Vốn đăng ký đầu tư mới vào bất động sản năm 2020 chủ yếu đến từ các dự án phát triển kho bãi và dịch vụ logistics, trong đó lớn nhất là Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc. Tiếp đến là khoản đầu tư 97,3 triệu USD của Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (Hà Lan) vào dự án cho thuê văn phòng, nhà xưởng và nhà kho rộng hơn 44ha tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (Bình Dương) và khoản đầu tư 81,1 triệu USD của Cainiao Swan Holding (Hong Kong) Limited vào dự án nhà xưởng và kho bãi rộng 23,5ha tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh (Long An).

Singapore, Hàn Quốc, Quần đảo Virgin thuộc Anh là 3 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư nhiều nhất vào bất động sản trong năm 2020, với lần lượt tổng vốn đăng ký 1,66 tỷ USD, 863 triệu USD và 424 triệu USD. Đặc biệt, các nhà đầu tư Singapore dẫn đầu ở cả dự án cấp mới lẫn hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào các dự án/doanh nghiệp bất động sản.

Hoạt động góp vốn, mua cổ phần là phương thức chủ đạo trong dòng vốn “ngoại” rót vào bất động sản năm 2020, với 229 lượt góp vốn, mua cổ phần, tổng giá trị lên tới 1,94 tỷ USD.

Dòng vốn ngoại vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021. Ảnh minh họa
Dòng vốn ngoại vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021. Ảnh minh họa

Thương vụ lớn nhất năm 2020 là hoạt động góp vốn, mua cổ phần của Viking Asia Holdings II Pte.Ltd (Singapore) và Credit Suisse AG (Thụy Sĩ) vào Công ty cổ phần Vinhomes tháng 6/2020, với tổng giá trị vốn góp 656 triệu USD. Theo sau là thương vụ Berjaya Leisure (Cayman) Ltd, nhà đầu tư từ Quần đảo Cayman, góp vốn 186 triệu USD vào Công ty TNHH Trung tâm tài chính Việt Nam Berjaya tại TP.HCM trong tháng 7/2020.

Từ những số liệu trên, vốn ngoại đổ vào bất động được các chuyên gia kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021, bất kể những rủi ro và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

“Đây là tín hiệu cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ và vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với doanh nghiệp nước ngoài”, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo vị chuyên gia, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, với những lợi thế của mình, như ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công cuộc số hóa nền kinh tế…, Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là nơi đầu tư ổn định, an toàn.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng nhìn nhận, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam năm 2021 sẽ tăng so với năm trước. Động thái tích cực của các cơ quan Chính phủ trong năm 2021 sẽ cho thấy sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn liên quan đến các quy định pháp luật nhằm cởi trói cho doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn.

Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 có thể giữ nhịp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn năm 2020 (theo dự báo trong nước là 6%, nhưng theo dự đoán của các tổ chức quốc tế là 6,8%). Điều này sẽ kéo theo nhu cầu mua nhà và đầu tư bất động sản tăng trở lại.

Các chuyên gia đánh giá, bất động sản công nghiệp và bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng được sẽ là 2 phân khúc nổi bật trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 và những năm tiếp theo.

"Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bất động sản công nghiệp sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển rất tốt, nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ và Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Bên cạnh triển vọng khá sáng sủa của bất động sản công nghiệp, thì bất động sản phục vụ mô hình nghỉ dưỡng kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sức khỏe tại chỗ cũng có cơ hội phục hồi và sẽ có thể nở rộ trong thời gian tới", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho hay.

Đề nghị các Đề nghị các "đại gia" bất động sản phối hợp, không để giá nhà tăng nóng
Tin nhanh bất động sản ngày 18/1/2021: Khởi công Tổ hợp khách sạn và Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quảng BìnhTin nhanh bất động sản ngày 18/1/2021: Khởi công Tổ hợp khách sạn và Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quảng Bình
Cơ hội đầu tư bất động sản ven đôCơ hội đầu tư bất động sản ven đô

Theo Reatimes

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

vietinbank
ajinomoto