ACB báo lãi kỷ lục, nợ xấu tăng gần 47%
![]() |
Năm 2024, ngân hàng ACB báo lãi kỷ lục. |
Tính chung cả năm 2024, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 21.006 tỷ đồng, tăng 4,7%, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 16.790 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất mà ACB từng đạt được, tương đương 95,5% kế hoạch lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh các con số tăng trưởng tích cực, vấn đề đáng chú ý là sự gia tăng mạnh của nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Tính đến cuối năm 2024, số dư nợ nhóm 5 đã tăng từ 3.898 tỷ đồng lên 6.748 tỷ đồng, tương đương mức tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu cảnh báo cần được quan tâm, khi mức tăng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ xấu của ngân hàng.
Cụ thể, tổng nợ xấu (bao gồm nhóm 3 đến nhóm 5) của ACB đạt 8.650 tỷ đồng, tăng gần 47% so với cuối năm 2023, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,21% lên 1,49%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát, mức tăng mạnh của nợ nhóm 5 cho thấy rủi ro tiềm ẩn đối với chất lượng tài sản của ngân hàng.
Về hoạt động kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận của ACB chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần, tăng 11,4%, và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, tăng 10,8%. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh cũng tăng 19%, mang về 200 tỷ đồng. Quy mô dư nợ tín dụng cuối năm đạt 580.686 tỷ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, trong khi tiền gửi khách hàng tăng 11,3%, đạt 537.305 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2024, tỷ lệ LDR của ACB ở mức 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 18,8%. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất CAR trên 12%, vượt yêu cầu tối thiểu 8% theo quy định của NHNN. Hệ số rủi ro bình quân đối với tài sản có được kiểm soát ở mức xấp xỉ 70%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ CIR ở mức 32,5%. ROE của ACB duy trì ở mức 22%, thuộc nhóm cao nhất ngành, cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của ACB đạt mức tốt.
Tính đến cuối năm 2024, ngân hàng ACB có 13.290 nhân viên, giảm 365 người so với đầu năm. Chi phí bình quân cho nhân viên năm 2024 tăng 3,1% so với cùng kỳ, lên 40 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 16 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 hoặc kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực.
Minh Khang
-
Điểm tin ngân hàng ngày 9/4: ACB giải ngân 700 tỷ đồng cho người trẻ vay mua nhà
-
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
-
Điểm tin ngân hàng ngày 25/3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/3: ACB lên kế hoạch phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 18/4: Sacombank hạ giá bán khoản nợ gần 6.000 lượng vàng SJC của APT
- Điểm tin ngân hàng ngày 17/4: Lãi suất vay mua nhà giảm, ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ người mua ở thực
- Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
- Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước bơm ròng gần 24 nghìn tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 12/4: Nhiều ngân hàng triển khai gói vay mua nhà ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3,99%/năm
- Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình
- Điểm tin ngân hàng ngày 11/4: Ngân hàng cho vay vượt huy động gần 1,1 triệu tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 10/4: Ngân hàng bơm gần 1,1 triệu tỷ đồng vào bất động sản TP.HCM