Việt Nam có ít nhất 3 thành phố thông minh trong 5 năm tới

01:03 | 04/10/2019

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Với mục tiêu 5 năm nữa Việt Nam có ít nhất 3 thành phố thông minh, các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn và chiến lược để xây dựng đô thị thông minh trong tương lai.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức tổ chức trong hai ngày 2 - 3/10, hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” có sự tham gia đông đảo của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, học giả, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, phát triển đô thị là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các vùng miền trên cả nước. Cả nước đã có trên 830 đô thị và tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%.

Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các trung tâm đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại và hội nhập quốc tế.

Cho biết những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo khai thác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ phát triển đất nước, ông Sinh cho hay: Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền tảng kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước.

viet nam co it nhat 3 thanh pho thong minh trong 5 nam toi
Siêu đô thị thông minh hơn 4 tỷ USD Nhật Tân

Trong đó, với lĩnh vực đô thị, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị tại 3 vùng kinh tế trọng điểm tại phía Bắc, phía Nam và miền Trung; đến năm 2030 hình thành một chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Cùng với việc nhắc lại 7 quan điểm cụ thể của Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 8/2018, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhận định: “Xây dựng đô thị thông minh là một nhiệm vụ rất mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế đó đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ là tất yếu để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”.

viet nam co it nhat 3 thanh pho thong minh trong 5 nam toi
Toàn cảnh hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia”

Đồng thuận với lãnh đạo Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Thành Hưng , Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nhận định, xây dựng đô thị thông minh là nhu cầu tất yếu hiện nay để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ môi trường sống tiện ích, thân thiện và an toàn của người dân trong bối cảnh bùng nổ của các đô thị.

Tuy nhiên, việc phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập và lúng túng. Các bộ, ngành vẫn đang nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn quy chuẩn, các cơ chế, chính sách về đô thị thông minh. Các địa phương cũng mới bước đầu triển khai một số ứng dụng dịch vụ cơ bản cho đô thị thông minh.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh: “Cần phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan chính quyền. Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người dân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng”.

https://batdongsan.petrotimes.vn/

reatimes.vn

vietinbank
ajinomoto