Vì sao vẫn chưa thể cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam?
Thông tin đến báo chí, bà Phan Linh Chi - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ - cho biết, Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) không hợp tác tích cực. "Đến nay, họ vẫn chưa đưa ra văn bản, tính toán chi phí, tiến hành các thủ tục có liên quan, đề xuất cụ thể về số tiền muốn nhận lại, để hoàn trả cho nhà nước số cổ phần đã mua của Hãng phim truyện Việt Nam" - bà Linh Chi cho biết.
![]() |
Khu đất của Hãng phim truyện Việt Nam/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Bà Linh Chi cho biết thêm, Bộ VH-TT&DL từng nhiều lần tìm đối tác chiến lược cho Hãng phim truyện Việt Nam (VFS), nhưng chưa thành công, đặc biệt sau dịch bệnh COVID-19, tình hình càng khó khăn hơn. Năm 2017, Đài Tiếng nói Việt Nam từng gửi văn bản đến Bộ, mong muốn trở thành nhà chiến lược đầu tiên cho VFS, nhưng sau đó xin rút do không đủ năng lực tài chính.
Về việc cán bộ, nhân viên của hãng phim bị cắt lương, bảo hiểm, bà Phan Linh Chi cho biết do Vivaso chiếm 65% vốn điều lệ nên có khả năng chi phối mạnh. Ngày 22/3, Bộ VH-TT&DL đã có báo cáo chi tiết trong cuộc họp với Phó thủ tướng Lê Minh Khái, chờ chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ cho việc này.
Cũng tại buổi họp báo, bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL thông tin, hiện Bộ đang nỗ lực tháo gỡ vướng mắc. Trước đó, Bộ có văn bản xin ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về trường hợp này. Theo đó, Bộ VH-TT&DL không thể đơn phương thu hồi cổ phần đã bán cho Vivaso. Khi công ty này đưa ra con số cụ thể, Bộ VH-TT&DL sẽ có văn bản gửi 2 Bộ liên quan, để đưa ra lộ trình thu hồi vốn.
Theo tìm hiểu, Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ VH-TT&DL.
Sự việc bắt đầu từ năm 2016, khi đơn vị chào mời cổ phần hóa, được Tổng công ty vận tải thủy Vivaso mua lại hồi 6/2017. Ba tháng sau, nghệ sĩ và ban lãnh đạo hãng nhiều lần đối thoại gay gắt do chậm lương, không có định hướng làm phim.
Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.
Tháng 8/2022, Bộ VH-TT&DL tiếp tục có công văn gửi Thanh tra Chính phủ báo cáo nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của một số cán bộ, công nhân viên Hãng phim truyện Việt Nam liên quan đến việc thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình thoái vốn cũng như các nội dung liên quan đến thực hiện kết luận Thanh tra tại Hãng phim vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến những bức xúc kéo dài trong dư luận, nhất là với các nghệ sĩ điện ảnh.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng