Vì sao Công ty Asanzo bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan?

19:00 | 25/12/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TP HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty Cổ phần tập đoàn Asanzo theo đề nghị của Cục Thuế TP HCM do nợ hơn 47 tỷ đồng tiền thuế.
Hà Nội: Gần 750 doanh nghiệp “chây ì” nợ thuế với số tiền hơn 87 tỷ đồngHà Nội: Gần 750 doanh nghiệp “chây ì” nợ thuế với số tiền hơn 87 tỷ đồng
Apax Holdings bị cưỡng chế thuế hơn 5,6 tỷ đồngApax Holdings bị cưỡng chế thuế hơn 5,6 tỷ đồng
Hơn 128 nghìn tỷ đồng nợ thuế năm 2022Hơn 128 nghìn tỷ đồng nợ thuế năm 2022

Lý do bị cưỡng chế, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với số tiền bị cưỡng chế trên 47 tỷ đồng.

Quyết định trên để thi hành nội dung công văn số 15467/CTTPHCM-QLN ngày 12/12/2022 của TP HCM, có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 19/12/2022. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Vì sao Công ty Asanzo bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan?
Công ty Asanzo bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan do nợ 47 tỷ đồng tiền thuế quá hạn/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trước đó vào tháng 12/2020, Asanzo cũng bị nêu tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế quý 2/2020 do Cục Thuế Tp.HCM cung cấp.

Cũng vào năm 2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã vào cuộc điều tra làm rõ có hay không các sai phạm xảy ra tại Công ty Asanzo do ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch HĐQT có dấu hiệu của việc: “sản xuất, buôn bán hàng giả”, “lừa dối khách hàng” trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc, nhưng về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn “Asanzo” có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 và có hay không dấu hiệu “buôn lậu”, “trốn thuế”.

Sau đó, C03 cho rằng, chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ “Trung Quốc” đội lốt hàng hóa có xuất xứ “Việt Nam” tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường GfK, hiện nay, Asanzo là tập đoàn điện tử có thị phần trong mảng tivi đứng đầu trong số các thương hiệu “made in Vietnam” (16%), chỉ đứng sau LG, Sony, Samsung... Cuối năm 2021, Asanzo công bố đầu tư 2.000 tỷ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ.

Được biết, Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo (địa chỉ: Phòng 903, Tầng 9, Tòa nhà Flemington Tower 182 Lê Đại Hành, phường 15, quận 11, TP HCM), mã số thuế: 0314074316 - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn là ông Phạm Văn Tam.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)