Tin thị trường: Nhu cầu dầu thô chưa vượt qua đỉnh, song hành cùng tiến trình vaccine Covid-19
![]() |
![]() |
![]() |
Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo, việc cắt giảm mạnh chi phí hoạt động E&P dầu khí trong năm 2020 có thể dẫn đến mất cân đối cung cầu vào nửa cuối thập niên này, diện tích các lô giấy phép mới của 5 đại gia dầu khí thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2015 (BP 3.000 km2, Shell 11.000 km2, Total 17.000 km2), trong khi ngân sách đầu tư năm 2021 của Exxon Mobil và Chevron dự kiến tiếp tục giảm, chỉ có Shell và BP có kế hoạch tăng nhẹ, Total giữ nguyên. Thậm chí, BP tích cực cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò từ 700 xuống 100, bù lại, tăng cường tuyển nhân sự liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, xe điện và dữ liệu lớn (big data).
![]() |
Tổng thư ký OPEC M. Barkindo nhận định, thị trường dầu thế giới sẽ phục hồi và tăng trong năm 2021 nhờ tăng trưởng kinh tế 4,4% so với suy giảm 4,1% năm 2020, nhờ đó, nhu cầu dầu thô dự báo sẽ tăng 5,9 triệu bpd lên 95,9 triệu bpd so với sụt giảm -9,8 triệu bpd cùng kỳ. Ông Barkindo cũng cho biết thêm, ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới cần khoản đầu tư lên tới 12,6 nghìn tỷ USD. Trong năm 2020, do khủng hoảng Covid-19, đầu tư vào lĩnh vực E&P đã giảm 1/3, trong đó, thăm dò giảm 15-20%. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo triển vọng kinh tế WEO tháng 1/2021 dự báo giá dầu thế giới năm 2021 sẽ tăng trên 20%, đạt mức trung bình 50,03 USD/thùng, cao hơn 3,3 USD/thùng so với báo cáo tháng 11/2020. Ngoài ra, IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 từ 5,2% lên 5,5% nhờ các biện pháp cứu trợ kinh tế của chính phủ và kỳ vọng vào hiệu quả tiêm chủng đại trà vaccine chống Covid-19 sau khi kinh tế thế giới suy giảm -3,5% năm 2020, trong đó, mạnh nhất là EU - 7,2%, LB Nga - 3,6%, Mỹ - 3,4%, riêng Trung Quốc tăng 2,3%. IMF dự báo năm 2021, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,1% (thấp hơn 0,1% so với WEO 10/2020), Mỹ tăng 5,1% (+2%), EU 4,2% (-1%), LB Nga 3% (+2,8%), ASEAN-5 bao gồm Việt Nam 5,2% (-1%). Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ chính sách chi tiêu kích cầu kinh tế mạnh tay và tốc độ tiêm chủng vaccine nhanh. Kể từ ngày 14/12/2020, khi bắt đầu tiêm chủng rộng rãi đến nay (25/1), nước Mỹ đã tiêm được 23,5 triệu mũi, trong tuần cuối đạt tốc độ 1,25 triệu mũi/ngày, năng lực sản xuất vaccine nội địa chiếm 30% thế giới, tương đương 3,44 triệu liều/ngày. Pfizer thậm chí cam kết cung cấp đủ 200 triệu liều vào cuối tháng 5/2021 (trước thời hạn 2 tháng). Với tốc độ này, chỉ trong vòng 5 tháng tới, vào mùa hè Mỹ sẽ đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng - 60% dân số trong diện được tiêm chủng.
![]() |
Viễn Đông
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 4/7: “Cướp hàng” hay phân phối?
- Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
- Tin nhanh chứng khoán ngày 03/7: Phiên kéo - xả rõ nét, VN Index đánh rơi điểm số cuối phiên
- Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 3/7: Cảnh giác rung lắc trước ngưỡng 1.400 điểm
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
- Tin nhanh chứng khoán ngày 02/7: Nhóm chứng khoán dẫn dắt thị trường, sắc xanh lan tỏa mạnh
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/7: Thị trường phân hóa mạnh, đề phòng “bull trap”
- Tin nhanh chứng khoán ngày 01/7: Thị trường tháng 7 khởi đầu thận trọng, rung lắc xuất hiện ở nhiều nhóm ngành