Tin nhanh chứng khoán ngày 23/7: VN Index lại mất hết thành quả vừa thu được của phiên trước

03:03 | 24/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các nhà đầu tư hết sức bất ngờ trước áp lực bán mạnh vào những phút cuối của phiên giao dịch chiều khiến VN Index giảm tới 24,81 điểm, mất hết các thành quả vừa có được trong phiên giao dịch trước đó. Áp lực bán trên diện rộng xảy ngay khi mở cửa thị trường, duy trì suốt trong phiên và bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ, hầu hết cổ phiếu lớn/nhỏ của nhiều nhóm ngành đều giảm điểm.

Tin nhanh chứng khoán ngày 22/7: VN Index tăng mạnh, sắc xanh áp đảo thị trườngTin nhanh chứng khoán ngày 22/7: VN Index tăng mạnh, sắc xanh áp đảo thị trường

Tin nhanh chứng khoán ngày 21/7: VN Index bị đẩy về mốc hỗ trợ 1.270Tin nhanh chứng khoán ngày 21/7: VN Index bị đẩy về mốc hỗ trợ 1.270

Phiên cuối tuần ngày 23/7 mở cửa dưới áp lực bán ra mạnh, tuy nhiên thị trường không giảm sâu mà liên tục rung lắc dưới tham chiếu. Tình hình chung của phiên sáng là bên nắm cổ phiếu vẫn chờ những nhịp tăng mạnh còn bên mua vẫn chưa chắc chắn về xu thế của thị trường nên vẫn thận trọng khi giải ngân. Điểm tích cực của phiên sáng là thanh khoản tiếp tục cải thiện hơn đôi chút.

Tin nhanh chứng khoán ngày 23/7: VN Index lại mất hết thành quả vừa thu được của phiên trước
VN Index lại mất hết thành quả vừa thu được của phiên trước /Ảnh minh họa/tin nhanh chứng khoán/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Rổ VN30 chỉ có 6 mã tăng điểm gồm STB + 4,5%, FPT + 2,2%, KDH + 1,3%..., chiều giảm điểm gồm VRE, HPG, GAS, PLX, MWG, VJC, đặc biệt là hầu hết các cổ phiếu ngân hàng trong rổ như VCB, TCB, CTG, VPB, TPB đều giảm điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên giảm điểm khi gấp hơn 2 lần số mã tăng. Điểm tích cực đáng kể đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản khi các mã SCR, IJC, DIG, ASM… tăng nhẹ và một số cổ phiếu đi ngược xu hướng ở một số nhóm ngành như VIX, VAF, DGC…

Sàn Hà Nội cũng có diễn biến tương tự, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán. Những cổ phiếu phục hồi tốt trong các phiên gần đây như SHB, BAB, , NVB, VND, SHS, MBS, BVS, TVB, PVS… phần lớn đều giảm điểm. Một số điểm sáng đáng chú ý đến từ IDC + 2,4%, PAN + 5,3%, CEO + 1,2%…

Tạm dừng phiên sáng, VN Index giảm 8,35 điểm (-0,65%) xuống 1.285,32 điểm với 102 mã tăng và 247 mã giảm. HNX Index giảm 1,49 điểm (-0,49%) xuống 304,48 điểm với 58 mã tăng và 124 mã giảm. Upcom Index giảm 0,96 điểm (-1,12%) xuống 84,61 điểm. Thanh khoản được cải thiện đáng kể khi đạt 12,6 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 10,8 nghìn tỷ đồng.

Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán lớn hơn, đặc biệt là trong phiên ATC. Theo đó, thành quả tăng điểm của phiên 22/7 hầu như đã mất hết. Độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng mạnh hơn về bên bán. Sắc xanh chỉ le lói ở một số nhóm ngành như công nghệ, viễn thông…

Trên HOSE, tác động tiêu cực nhất đến VN Index là VCB, VHM, VIC, HPG, VPB, TCB, CTG, MSN… Trong khi đó, những sắc xanh yếu ớt đến từ VHM, STB, DGC, FPT, POW, VIX, MSB, STK… không đủ để ngăn chỉ số giảm sâu hơn so với phiên sáng.

Trên sàn Hà Nội, SHB, VND, DXS, PVS, KHG, SHS, NVB, MBS… là những mã giảm điểm gây áp lực lớn nhất đến đà giảm của HNX Index. Chiều ngược lại, PAN, DNP, IDC, LAS, DL1, DTD, HVT, NDN… tăng điểm giúp thị trường không bị rơi sâu hơn nữa.

Diễn biến tiêu cực của phiên chiều không có gì bất ngờ, bởi sau 2 phiên tăng điểm khá tốt thì áp lực chốt lời cũng là điều dễ hiểu, nhất là trong bối cảnh thanh khoản của thị trường vẫn chưa hồi phục trở lại.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/7, VN Index giảm 24,84 điểm (-1,92%) xuống 1.268,83 điểm với 97 mã tăng và 282 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 582,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 19,3 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 4,2 điểm (-1,37%) xuống 301,77 điểm với 67 mã tăng và 126 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 101,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 2,27 nghìn tỷ đồng. Upcom Index giảm 1,2 điểm (-1,4%) xuống 84,37 điểm với 144 mã tăng và 150 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 103,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 1,17 nghìn tỷ đồng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

vietinbank
ajinomoto