Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng của VPBank

09:13 | 10/04/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất;VietinBank muốn giữ lại 9.600 tỉ đồng lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ;Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng của VPBank là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật trong tuần qua.
Tin ngân hàng ngày 9/4: OceanBank bán khoản nợ xấu hơn 800 tỷ đồng không thànhTin ngân hàng ngày 9/4: OceanBank bán khoản nợ xấu hơn 800 tỷ đồng không thành
Tin ngân hàng ngày 8/4: Eximbank giải trình với cổ đông việc bán cổ phiếu STB của Sacombank dưới mức giá tối thiểuTin ngân hàng ngày 8/4: Eximbank giải trình với cổ đông việc bán cổ phiếu STB của Sacombank dưới mức giá tối thiểu

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định. Đây là một trong những yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước trong văn bản vừa gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm nay, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng.

Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và/hoặc chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Các ngân hàng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, trong đó yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…

VietinBank muốn giữ lại 9.600 tỉ đồng lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – Mã CK: CTG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (AGM 2022) với mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng trưởng 15% và thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, qua đó tăng mạnh vốn điều lệ.

VietinBank cho biết, trong năm 2021, nhà băng này đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỉ đồng lên 48.058 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt các năm 2017 – 2019 với tỉ lệ 29,06%. Đợt tăng vốn này giúp VietinBank trở thành nhà băng đứng thứ hai trong hệ thống về quy mô vốn điều lệ.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua:
VietinBank muốn giữ lại 9.600 tỉ đồng lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Bước sang năm 2022, nhà băng này tiếp tục muốn dùng toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ năm 2021 – tương đương 9.624 tỉ đồng – để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 chính thức sẽ phụ thuộc vào ý kiến phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về chỉ tiêu kinh doanh, năm nay, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 15%, tương đương 19.389 tỉ đồng. Mục tiêu lợi nhuận này được đưa ra dựa trên kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản từ 5-10%; dư nợ tín dụng tuỳ thuộc theo phê duyệt của NHNN và tỉ lệ nợ xấu dưới 1,8%.

Ngoài ra, nhà băng này cũng đặt mục tiêu nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng 8-10% trong năm 2022, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng của VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022.

Theo đó, ngoài kế hoạch lợi nhuận gần 30 nghìn tỷ đồng cho ngân hàng hợp nhất, cao hơn gấp đôi mức thực hiện trong năm 2021, thì năm 2022 VPBank còn có kế hoạch tăng vốn lên gần 80 nghìn tỷ đồng. Nếu các kế hoạch thành công, VPBank sẽ trở thành ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua:
VPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Cụ thể, Ngân hàng sẽ tăng vốn qua 2 phương án, bao gồm phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và trả cổ tức/cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Phương án 1, VPBank sẽ phát hành tối đa 2.237.736.693 cổ phiếu để tăng vốn thêm hơn 22,3 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ 50% (cổ đông sở hữu 1000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 500 cổ phiếu mới). Thời điểm thực hiện dự kiến vào Quý 2 và/hoặc Quý 3 năm 2022. Qua lần tăng vốn đầu tiên, vốn mới của VPBank sẽ là hơn 67,4 nghìn tỷ đồng.

Phương án 2 là phát hành riêng lẻ cho Nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, để tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên đến tối đa 30% vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm tối đa dự kiến: 1.190.000.000 cổ phiếu, tương đương mức sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 15% vốn điều lệ sau phát hành. Mức giá phát hành do Hội đồng Quản trị quyết định theo thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên, đảm bảo không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank.

Thời gian dự kiến phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài là sau khi có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; dự kiến thực hiện trong năm 2022. Vốn điều lệ mới sau khi bán cho nước ngoài của VPBank dự kiến là hơn 79,3 nghìn tỷ đồng ( 79.334.296.800.000 đồng).

VPBank cho biết, toàn bộ nguồn vốn thu về từ các đợt tăng vốn điều lệ sẽ được sử dụng nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, góp vốn/mua cổ phần, mua công ty con, công ty liên kết và các kế hoạch liên kết, hợp tác khác với các tổ chức tín dụng và các công ty con; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, an toàn vốn…

Liên quan đế kế hoạch sử dụng vốn, đáng chú ý, VPBank sẽ trình cổ đông kế hoạch mua lại công ty bảo hiểm OPES (có vốn điều lệ 550 tỷ đồng); đồng thời góp vốn bổ sung vào Công ty con là Công ty chứng khoán ASC dự kiến tối đa 15.000 tỷ đồng.

Ngoài kế hoạch tăng vốn "khủng" nói trên, VPBank cũng có phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho cán bộ nhân viên từ nguồn cổ phiếu quỹ, sẽ thực hiện trong quý 2/2022. Hiện nhà băng này có 30 triệu cổ phiếu quỹ, dự kiến phát hành cho cán bộ nhân viên được lựa chọn theo tỷ lệ phát hành (số lượng cổ phiếu phát hành/tổng số lượng cổ phiếu lưu hành) là 0,675% với giá dự kiến là 10 nghìn đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu được mua theo diện ESOP sẽ bị phong tỏa (hạn chế chuyển nhượng) tối đa 03 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán/phát hành. Số tiền thu được từ việc phát hành sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của Ngân hàng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kim Anh (T/h)