Tin ngân hàng ngày 4/5: Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ

11:00 | 04/05/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
NHNN liên tục bơm tiền ngắn hạn, lãi suất huy động tăng, VND mất giá 0,53%; Nhiều ngân hàng thanh lý ô tô xử lý nợ xấu; Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của SHB, triển vọng tích cực… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Tin ngân hàng ngày 3/5: HDBank hoàn thành 26% kế hoạch năm 2022Tin ngân hàng ngày 3/5: HDBank hoàn thành 26% kế hoạch năm 2022

Tin ngân hàng ngày 2/5: Hai ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộcTin ngân hàng ngày 2/5: Hai ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộc

Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố bởi NHTMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB), lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của ngân hàng đạt 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

Tin ngân hàng ngày 4/5: Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ
Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo giải trình của KienlongBank, trong quý I/2021, vì thực hiện đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước nên ngân hàng có ghi nhận thu nhập đột biến từ việc thu hồi nợ gốc và lãi của các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB). Chủ yếu là vì mất đi các khoản thu nhập đột biến kể trên mà lợi nhuận ngân hàng quý 1 năm nay có sự sụt giảm mạnh. Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 443,5 tỷ, giảm 51,9% so với quý I/2021.

Các mảng kinh doanh khác bao gồm: Hoạt động dịch vụ có lãi 65 tỷ, tăng trưởng 67,7% so quý I năm ngoái; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 30,2 tỷ, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước; chứng khoán đầu tư lãi 11,1 tỷ; các hoạt động kinh doanh khác lãi 2,7 tỷ. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 552,5 tỷ.

Chi phí hoạt động quý đầu năm của Kienlongbank ở mức 331,8 tỷ, tăng 27,3%; Chi phí dự phòng rủi ro tăng từ mức 34 tỷ lên 94 tỷ (tăng 60 tỷ).

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 80.844 tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng ở mức 36,2 nghìn tỷ; Tiền gửi khách hàng 52.419 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng nhẹ 25 tỷ lên 751 tỷ vào cuối tháng 3, chiếm 2,08% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng.

NHNN liên tục bơm tiền ngắn hạn, lãi suất huy động tăng, VND mất giá 0,53%

Theo số liệu của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm phần trăm, lên mức 5,66%. Diễn biến này đã khiến cho LSHĐ tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.

Tăng trưởng tín dụng (tới ngày 31/3/2022) đạt 5,04%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tín dụng tăng mạnh đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn và Ngân hàng Nhà nước phải liên tục sử dụng tới kênh thị trường mở (OMO) để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần kênh này 1 năm đóng băng.

BVSC đánh giá, với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục.

Trên thị trường ngoại tệ, đồng VND giảm 0,53% trong tháng 4. So với cuối năm 2021, đồng VND cũng giảm 0,57%.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, chỉ số DXY - thước đo sức mạnh của đồng USD - ghi nhận mức tăng 5,40% so với cuối tháng 3 và 8,31% kể từ đầu năm. Tính đến cuối tháng 4, tất cả đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á (theo mẫu theo dõi của BVSC) vẫn có diễn biến giảm so với USD. Trong đó, đồng won của Hàn Quốc có diễn biến giảm mạnh nhất, ở mức 6,56%; còn đồng VND ghi nhận mức giảm thấp nhất,0,57%.

Cũng theo BVSC, sau các phát biểu của một số thành viên Fed, cùng với lạm phát của Mỹ tiếp tục leo cao, nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất mạnh hơn 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 5, cùng với việc bắt đầu thực hiện thắt chặt định lượng. Điều này đã khiến đồng USD có diễn biến tăng mạnh trở lại, đồng thời làm các đồng tiền khác mất giá.

''Mặc dù vậy, với nền kinh tế vĩ mô ổn định và nguồn dự trữ ngoại hối lớn, biến động của tỷ giá trong năm 2022 sẽ không quá lớn, dao động quanh mức +/-2% trong năm nay'', BVSC đánh giá.

Nhiều ngân hàng thanh lý ô tô xử lý nợ xấu

Ngân hàng Agribank Nam Hà Nội vừa đăng thông tin bán đấu giá tài sản là một chiếc xe sang Porsche số khung: Biển kiểm soát: 30X-5888.

Mục đích nhằm xử lý nợ xấu do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng dẫn đến khoản vay đã bị quá hạn lâu ngày.

Dù không có thông tin cụ thể về phiên bản xe, giá bán khởi điểm nhưng hiện nay trên thị trường, những chiếc Porsche đăng ký từ năm 2010 thường có giá trong khoảng 1,5 đến hơn 2 tỷ đồng.

Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Anh cũng thông báo bán đấu giá chiếc ô tô Toyota Land Prado biển số đăng ký: 30A-334.92. Đăng ký lần đầu ngày 26/09/2014.

Xe có giá khởi điểm 1,55 tỷ đồng. Mức giá này tương đương với giá xe đời 2013-2014 trên thị trường ô tô cũ hiện khoảng trên dưới 1,5 tỷ đồng.

Cuối tháng 3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đăng thông tin bán đấu giá ô tô con 07 chỗ, nhãn hiệu Toyota Fortuner, đăng ký lần đầu năm 2013, dung tích xi lanh 2.694 cm3, xe đã qua sử dụng > 245.000 km, hết hạn đăng kiểm năm 2020.

Thông tin về mức giá bán của xe không được công khai. Hiện nay, trên thị trường ô tô cũ Toyota Fortuner 2013 có giá trên dưới 500 triệu đồng.

Cũng trong giữa tháng 3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đăng bán đấu giá chiếc ô tô con Hyundai i10 đăng ký lần đầu tiên vào năm 2015, dung tích xi lanh 998 cm3, xe đã qua sửa chữa và sử dụng > 63.800 km, hết hạn đăng kiểm năm 2017.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức (VietinBank Bến Lức) đăng bán đấu giá chiếc ô tô con đã qua sử dụng, nhãn hiệu Toyota, số loại Corolla với giá siêu rẻ chỉ 45 triệu đồng.

Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của SHB, triển vọng tích cực

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service vừa công bố các mức xếp hạng mới dành cho Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Tin ngân hàng ngày 4/5: Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ
Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của SHB, triển vọng tích cực/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, dựa trên các yếu tố nền tảng mà SHB đã tạo dựng và triển khai thành công trong năm 2021, đánh giá kế hoạch kinh doanh 2022 và định hướng chiến lược của SHB trong 3 - 5 năm tới, Moody’s đã quyết định nâng mức xếp hạng tín nhiệm của SHB từ ổn định lên tích cực.

Cụ thể, Moody's đã nâng mức xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SHB từ B2 lên B1, nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của SHB từ B3 lên B2, đồng thời thay đổi triển vọng xếp hạng của SHB từ ổn định thành tích cực.

Việc nâng mức xếp hạng đối với SHB của Moody’ phản ánh chất lượng tài sản của Ngân hàng được cải thiện rõ rệt, do trong năm 2021 SHB đã thu hồi nợ và tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC, Vinashin trước thời hạn, thể hiện sự kỳ vọng của cơ quan xếp hạng về việc cải thiện hơn nữa hồ sơ tín dụng của SHB, nhờ vào sự cải thiện vốn của Ngân hàng.

Moody’ cũng ghi nhận và đánh giá cao năng lực tài chính của SHB, khi vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục được nâng cao, đặc biệt năm 2021 đã được tăng lên mức 26.674 tỷ đồng. Lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng rõ rệt do chi phí hoạt động và chi phí tín dụng ngày càng thấp hơn.

Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của SHB đạt 506,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2020. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 53.114 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 379 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; dư nợ cấp tín dụng đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 6.260 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ, hoàn thành 102% kế hoạch năm.

SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để tiến tới chuyển đổi phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB), đáp ứng các chuẩn mực Basel III về rủi ro thanh khoản, sau khi đã hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II; kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần (CIR) xuống 24,27%, là một trong các ngân hàng TMCP kiểm soát chi phí tốt nhất.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)