Tin ngân hàng ngày 29/4: ABBank sẽ không ép khách hàng mua bảo hiểm

10:15 | 29/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Quý I/2023, MSB đạt lợi nhuận trước thuế 1.526 tỷ đồng; Agribank tích cực triển khai hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn; TPBank triển khai trả cổ tức hơn 39% ngay sau khi đại hội cổ đông… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 28/4: NCB bất ngờ tăng lãi suất huy động trở lạiTin ngân hàng ngày 28/4: NCB bất ngờ tăng lãi suất huy động trở lại
Tin ngân hàng ngày 27/4: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khănTin ngân hàng ngày 27/4: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn

ABBank sẽ không ép khách hàng mua bảo hiểm

Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tại đại hội, cổ đông đã đưa ra câu hỏi đối với lãnh đạo ngân hàng về hoạt động bán bảo hiểm trong thời gian tới khi NHNN đang siết chặt kiểm soát dịch vụ này.

Tin ngân hàng ngày 29/4: ABBank sẽ không ép khách hàng mua bảo hiểm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Phản hồi câu hỏi của cổ đông, Chủ tịch ABBank Đào Mạnh Kháng cho biết, kết quả kinh doanh 2022 không đạt kế hoạch có nguyên nhân lớn đến từ phí bảo hiểm không như kỳ vọng. Theo đó, ABBank có mục tiêu thu được khoản phí trả trước lớn từ đối tác bảo hiểm. Tuy nhiên, năm 2022 ngân hàng không lựa chọn được đối tác bảo hiểm để có khoản thu, thậm chí phải trả khoản phí 223 tỷ cho FWD.

Năm 2023, chiến lược của ABBank là lấy khách hàng là trọng tâm nên ngân hàng sẽ không ép khách hàng mua những sản phẩm không muốn mua.

"Chúng ta đã có những khối thúc đẩy bán và công cụ mới để hiểu nhu cầu khách hàng. Chỉ những khách hàng có nhu cầu chúng ta mới chào các sản phẩm bảo hiểm", Chủ tịch ABBank nhấn mạnh.

Theo ông Kháng, với chiến lược lấy khách hàng là trọng tâm, ABBank sẽ không ép khách hàng và chỉ cung những sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng.

Chủ tịch ABBank cũng nhận định việc NHNN cấm các ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm là rất chính xác nhằm tăng niềm tin cho thị trường.

Bên cạnh đó, ông Kháng cho rằng, bảo hiểm là sản phẩm rất tiên tiến trên thị trường. Sản phẩm này không mất đi được và là giải pháp tài chính hữu hiệu cho khách hàng, nhu cầu về sản phẩm này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

"Mục tiêu của chúng ta là cung cấp các sản phẩm đúng nhu cầu của khách hàng chứ không ép khách hàng sử dụng dịch vụ", ông Kháng cho hay.

Quý I/2023, MSB đạt lợi nhuận trước thuế 1.526 tỷ đồng

Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023.

Theo đó, tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của MSB đạt gần 235.500 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022. Cho vay khách hàng đạt gần 137.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với 31/12/2022. Đảm bảo đúng định hướng của ngân hàng về việc phân phối rủi ro, tập trung phát triển tệp khách hàng cá nhân có tính bền vững cao, tỷ trọng cho vay giữa cá nhân và doanh nghiệp của ngân hàng vẫn theo tỷ lệ 30% -70% trong tổng dư nợ tín dụng.

Tiền gửi khách hàng đạt trên 126.000 tỷ đồng, tăng 8% so với thời điểm cuối năm ngoái. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 32%.

Với việc quản trị rủi ro, ngân hàng giữ quan điểm thận trọng, duy trì tốt các chỉ số an toàn. Tỉ lệ nợ xấu riêng lẻ của MSB tại ngày 31/3/2023 là 1,42%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41 ở mức 11,55%. Ngân hàng cũng duy trì thanh khoản dồi dào khi tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR riêng lẻ) đạt mức 68,8% (so với giới hạn 85%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của mảng ngân hàng được kiểm soát ở mức 28,8% (so với yêu cầu 37%). Tỷ lệ nợ tái cơ cấu còn 1.366 tỷ đồng, giảm so với cuối năm 2022.

Kết thúc quý I/2023, tổng thu nhập hoạt động của MSB đạt gần 2.900 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nhập lãi thuần chiếm 75%, đạt hơn 2.150 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, dựa trên việc kiểm soát danh mục tín dụng và được dẫn dắt bởi biên lãi thuần ở mức 4,39%. Thu nhập ngoài lãi cán mốc 710 tỷ đồng, ghi nhận tăng trưởng tốt từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư khi lãi thuần mảng này tăng 52% so với thời điểm kết thúc quý I/2022.

Tính đến ngày 31/3/2023, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 1.526 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2022.

Theo đại diện MSB: “Trong bối cảnh kịch bản tích cực năm 2023 còn tương đối dè dặt, chúng tôi cân nhắc việc hài hòa giữa tăng trưởng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Cẩn trọng là lựa chọn tiên quyết, thay vì đánh đổi tăng trưởng bằng mọi giá. Định hướng 2023 của MSB là tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua các dự án số, từ đó mở rộng tệp khách hàng, tăng số lượng sản phẩm trung bình mà một khách hàng sử dụng. Đây là cơ sở để thúc đẩy các yếu tố bền vững hơn”.

Agribank tích cực triển khai hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN, Agribank đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 30/6/2024.

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ và đáp ứng các quy định như: Dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24/4/2023 từ hoạt động cho vay; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 30/6/2024; Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; Agribank nơi cho vay đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận…

Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn và khả năng trả nợ của của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trong thời gian qua, Agribank khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu của NHTM Nhà nước nghiêm túc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31; Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD dành cho khách hàng doanh nghiệp; chương trình cho vay tiêu dùng quy mô 10.000 tỷ đồng ưu đãi đối với cán bộ, công nhân viên ngành y tế; chương trình cho vay nhà ở xã hội quy mô 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2022, Agribank đã chủ động tiết giảm 2.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cùng với việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất quy mô 160.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

TPBank triển khai trả cổ tức hơn 39% ngay sau khi đại hội cổ đông

Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã thông qua việc triển khai tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, TPBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 6.199 tỷ đồng, từ mức gần 15.818 tỷ đồng hiện tại lên xấp xỉ 22.017 tỷ đồng.

Tin ngân hàng ngày 29/4: ABBank sẽ không ép khách hàng mua bảo hiểm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trước đó, kế hoạch tăng vốn này đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tổ chức vào ngày 26/4 thông qua.

Theo kế hoạch, TPBank sẽ phát hành gần 619,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 39,19%. Thời gian phát hành dự kiến là trong năm 2023, tùy thuộc vào quá trình xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn tiền dùng để tăng vốn là 6.199 tỷ đồng. Trong đó, ngoài 2.102 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận năm 2022, ngân hàng cũng trích 1.536 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 và 2.561 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần.

Tại đại hội vừa qua, trả lời câu hỏi cổ đông về lý do không tăng vốn nhiều hơn, Chủ tịch Đỗ Minh Phú cho biết, việc chia cổ tức, tăng vốn phải xem xét dựa trên vốn chủ sở hữu có thể chia cổ tức, tăng vốn. Ban lãnh đạo TPBank đã cân đối, thấy rằng việc tăng 39% là phù hợp và phần còn lại phải dự trữ để phục vụ các kế hoạch kinh doanh.

“Tính đến 31/12/2022, TPBank có hơn 32.000 tỷ vốn chủ sở hữu, do đó chúng ta vẫn có thể tăng thêm trong những năm kế tiếp”, ông Phú cho biết.

Trước đó, TPBank đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng) vào tháng 4/2023.

Năm 2023, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2022.

Để đạt được con số trên, tổng tài sản dự kiến tăng 7% lên 350.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 ước tăng 6% lên 306.960 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu ở mức dưới 2,2% và tỷ lệ an toàn vốn đạt 12,6%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
ajinomoto