Tin ngân hàng ngày 24/8: Tìm giải pháp khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp

10:00 | 24/08/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
VIB là nhà cung cấp dịch vụ ngoại tệ sáng tạo nhất dành cho người dùng; Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng âm; VPBank triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên cho gia đình… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 23/8: KBank (Thái Lan) muốn mua lại Home Credit Việt Nam với giá 1 tỷ USDTin ngân hàng ngày 23/8: KBank (Thái Lan) muốn mua lại Home Credit Việt Nam với giá 1 tỷ USD
Tin ngân hàng ngày 22/8: Ngân hàng mua lại gần 77.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạnTin ngân hàng ngày 22/8: Ngân hàng mua lại gần 77.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Tìm giải pháp khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”.

Tại Hội thảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều trở ngại, thách thức, gây áp lực lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ.

Tin ngân hàng ngày 24/8: Tìm giải pháp khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

NHNN cũng cho biết, mặc dù thời gian qua ngành Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,3%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%), điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất hạn chế - giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là một thách thức lớn của ngành Ngân hàng.

Cũng tại Hội thảo, phân tích nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn thời gian qua, các chuyên gia cho rằng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp bị giảm sút và giải pháp hướng đến là khắc phục các khó khăn. Ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, khi nền kinh tế khó khăn suy giảm thì đầu tiên là phải nghĩ đến việc cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. “Do đó, chúng ta nên nhấn mạnh đến các giải pháp cải cách môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp” - ông Cung nói.

Theo ông Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, chúng ta có thể sử dụng các giải pháp kích thích tổng nhưng nguyên tắc là phải kịp thời và đúng đối tượng. Đồng thời, việc khuyến khích đầu tư tư nhân cũng là một giải pháp hợp lý, nhưng cũng cần kiểm soát tăng cung tiền ở mức vừa phải, không nên tăng quá 10% vì tỷ lệ cung tiền/GDP của Việt Nam cũng đã ở mức khá cao.

VIB là nhà cung cấp dịch vụ ngoại tệ sáng tạo nhất dành cho người dùng

Hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng cá nhân, VIB triển khai đa dạng hình thức giao dịch ngoại tệ từ trực tiếp đến trực tuyến với quy trình nhanh gọn, thuận tiện cho người dùng.

Với các giao dịch trực tiếp tại quầy, VIB thiết kế bộ chứng từ tinh giản, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ ý và đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Thông tư 20 của Ngân hàng Nhà nước. Trong vòng 15 phút giao dịch, khách hàng sẽ nhận ngay ngoại tệ tiền mặt hoặc hoàn tất thủ tục chuyển khoản đến người thụ hưởng.

Với nhu cầu chuyển tiền trực tuyến, khách hàng dễ dàng thực hiện mọi lúc mọi nơi trên điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng Ngân hàng số MyVIB. Chỉ cần vào MyVIB, chọn tính năng “Chuyển tiền quốc tế”, người dùng giao dịch được ngay với danh mục 11 đồng ngoại tệ phổ biến ở 200 quốc gia.

Với các khoản tiền chuyển có đủ hóa đơn, chứng từ (ví dụ: thông báo học phí, thông báo viện phí/ hóa đơn bệnh viện, thông báo phí dịch vụ hàng hóa…), khách hàng có thể giao dịch với hạn mức không giới hạn.

Với các khoản tiền chuyển không có hóa đơn, chứng từ ví dụ: sinh hoạt phí du học/chữa bệnh hay trợ cấp thân nhân ở nước ngoài,…), hạn mức chuyển tiền trong một năm tối đa bằng thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của quốc gia nơi người nhận tiền đang sinh sống.

Với mỗi mục đích chuyển tiền, MyVIB đều cung cấp thông tin cụ thể về bộ chứng từ tinh gọn kèm theo để chủ tài khoản thuận tiện, chủ động chuẩn bị trước khi tiến hành giao dịch. Sau khi hoàn thành các thao tác, yêu cầu chuyển tiền của chủ tài khoản sẽ được VIB xử lý trong thời gian tối đa 24 giờ làm việc. Ứng dụng MyVIB còn giúp khách hàng dễ dàng, chủ động tra cứu tình trạng xử lý giao dịch mọi lúc mọi nơi.

Ứng dụng công nghệ vào việc thiết kế tính năng “Chuyển tiền quốc tế” trên ứng dụng MyVIB, mang đến tiện ích vượt trội cho khách hàng đã giúp VIB trở thành Ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ ngoại tệ. Cùng với đó, MyVIB tạo ấn tượng với người dùng về giao diện hiện đại, dễ thao tác.

VIB đang triển khai chương trình miễn phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng khi thực hiện giao dịch trên MyVIB từ nay đến hết ngày 30/9/2023. Đồng thời, 30 khách hàng có giao dịch đầu tiên mỗi tháng sẽ được tặng 1 triệu đồng/ khách hàng .

Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng âm

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 7/2023, vốn cho vay nền kinh tế mới đạt khoảng 12,4 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,56%, trong khi mức tăng trưởng tin dụng 6 tháng đầu năm là 4,73%. Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng của tín dụng trong thời kỳ tháng 4, tháng 5 và tháng 6 lần lượt đạt 3,03%, 3,27% và 4,73%. Như vậy, sau một giai đoạn phục hồi tích cực trong tháng 6, tín dụng bất ngờ giảm lại, thậm chí có tăng trưởng âm trong tháng 7, và đạt mức thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước (9,54%). Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ đang gặp khó khăn chưa từng có. Trong khi nhiều quốc gia vẫn đang thực hiện chính sách tiền tệ cứng rắn, Việt Nam đã giảm lãi suất và thực hiện lỏng lẻo chính sách tiền tệ. Hiện tại, việc hoãn trả nợ do đại dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại, và hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện việc hoãn trả nợ cho nhiều khoản vay khác.

Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh rằng, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện tại, việc tạo điều kiện cho tín dụng là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cũng lo ngại rằng việc nới lỏng điều kiện tín dụng có thể dẫn đến tăng nợ xấu, làm cho tình hình nợ xấu mới được giải quyết tạm thời lại trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Phó Thống đốc: "Nếu nợ xấu tăng, chúng ta sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn, tạo ra rào cản cho vốn kinh tế".

Lãnh đạo NHNN cho rằng cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, song không thể bỏ qua việc đảm bảo an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng, vì đây là vấn đề liên quan đến an ninh tài chính quốc gia.

Về định hướng điều hành, Phó Thống đốc cho biết, NHNN vẫn hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng với lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất điều hành phải cân nhắc nhiều yếu tố.

VPBank triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên cho gia đình

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt giải pháp tài chính VPBank Family Banking - Gia tộc quyền năng với mong muốn đáp ứng toàn diện các nhu cầu tài chính và phi tài chính cho tất cả các thành viên trong gia đình của nhóm Khách hàng Ưu tiên.

Tin ngân hàng ngày 24/8: Tìm giải pháp khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp
VPBank triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên cho gia đình/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Giới thượng lưu thường rất thận trọng trong việc lựa chọn ngân hàng tin cậy để "chọn mặt gửi vàng". Họ cũng mong muốn tìm kiếm một ngân hàng cung cấp toàn diện các giải pháp tài chính cho cả gia đình, giúp tiết kiệm thời gian và bảo mật thông tin. Thấu hiểu điều đó, VPBank triển khai dịch vụ Ngân hàng Gia Đình Ưu Tiên (Family Banking) - Gia tộc quyền năng nhằm mang đến cho khách hàng ưu tiên những trải nghiệm tốt nhất.

Family Banking là giải pháp tài chính và phi tài chính được thiết kế dành riêng cho các khách hàng cá nhân trong một gia đình. Gói giải pháp được cung cấp dựa trên tổng tài sản của tất cả các thành viên trong gia đình dưới 1 ID duy nhất - "Family ID" và được phân loại theo các phân hạng khách hàng ưu tiên hiện có của VPBank. Khách hàng tham gia dịch vụ này sẽ được áp dụng các chính sách sản phẩm, dịch vụ riêng biệt với nhiều quyền lợi, tiện ích ưu việt.

Cụ thể, với sản phẩm gửi tiết kiệm, tùy từng phân hạng, khách hàng sẽ được cộng thêm từ 0,2% đến 0,3% lãi suất so với lãi suất niêm yết với số tiền gửi mới từ 100 triệu đồng, kì hạn từ 1 tháng trở lên.

Với tài khoản thanh toán, các khách hàng VIP sẽ được miễn phí 1 tài khoản số đẹp trị giá lên tới 55 triệu đồng cho mỗi thành viên và áp dụng mức lãi suất tài khoản thanh toán lên tới 0,5%/năm. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được ưu đãi tỷ giá với các giao dịch ngoai tệ cho các thành viên trong cùng một Family ID và được giảm phí chuyển tiền quốc tế lên tới 100%; miễn cung cấp chứng từ chứng minh nhân thân.

Bên cạnh các sản phẩm tài chính thiết yếu, khi tham gia Family Banking, các thành viên trong gia đình cũng sẽ được hưởng các dịch vụ phi tài chính mà VPBank xây dựng như dịch vụ phòng chờ sân bay Nội Bài cho mỗi thành viên trong Family ID; hay được tặng một đặc quyền 5 sao Diamond/Diamond Cao cấp của chương trình Vị Thế Kim Cương cho cả gia đình, tùy theo phân hạng của Family ID. Đặc biệt, với những đặc quyền không áp dụng cho cả gia đình, khách hàng chính được quyền chia sẻ quyền sử dụng đăc quyền cho các thành trong cùng một Family ID nếu không có nhu cầu sử dụng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)