Tin ngân hàng ngày 13/4: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam muốn thoái vốn tại FCCOM

10:42 | 13/04/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ và lợi nhuận tối thiểu 30.660 tỷ; Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) muốn thoái vốn tại FCCOM; BIDV phối hợp thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 12/4: BIDV được bổ sung giấy phép liên quan đến hoạt động chứng khoánTin ngân hàng ngày 12/4: BIDV được bổ sung giấy phép liên quan đến hoạt động chứng khoán
Tin ngân hàng ngày 11/4: Agribank công bố báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2021Tin ngân hàng ngày 11/4: Agribank công bố báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2021

Năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ và lợi nhuận tối thiểu 30.660 tỷ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung đáng chú ý.

Theo đó, hội đồng quản trị Vietcombank có tờ trình đại hội về kế hoạch kinh doanh khởi sắc, đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tối thiểu ở mức 12% so với thực hiện năm 2021, tương đương khoảng 30.660 tỷ đồng.

Ngân hàng cũng đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tài sản là 8%; tín dụng tăng 15% và huy động vốn trên thị trường 1 sẽ tăng phù hợp với tín dụng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mốc 1,5%. Mức chi trả cổ tức năm 2022 được bỏ ngỏ.

Tin ngân hàng ngày 13/4:
Ảnh minh họa.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đáng chú ý, Vietcombank có tờ trình cổ đông về phương án tăng vốn trong năm 2022, thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho năm 2019 và 2020. Cụ thể, ngân hàng dự định phát hành hơn 856,5 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 18,1%, tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới.

Như vậy, khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 47.325 tỷ đồng lên 55.890 đồng. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2019, sau khi trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu theo phương án tăng vốn 2021 và lợi nhuận còn lại 2022.

Trong năm 2022, Vietcombank sẽ tập trung vào đầu tư cở sở vật chất, hạ tầng công nghệ, xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) muốn thoái vốn tại FCCOM

Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2022 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), xuất hiện tờ trình về thoái vốn tại Công ty con FCCOM. Đây là Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng Đồng, thuộc MSB, đã được ngân hàng rục rịch lên phương án thoái vốn mấy năm nay.

Vào cuối năm ngoái, trong một Diễn đàn về M&A tại TP HCM, một chuyên gia về M&A thông tin thương vụ bán vốn công ty đã có thể sắp sửa được ghi nhận. Khi đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB cũng cho biết ngân hàng sẽ bán toàn bộ 100% vốn ở Công ty Tài chính FCCOM. Lãnh đạo MSB đang tiếp xúc với 2-3 nhà đầu tư và sẽ tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng trong tháng 11. "Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800-2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022. Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận”, ông Linh chia sẻ.

Tin ngân hàng ngày 13/4:
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) muốn thoái vốn tại FCCOM.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Tuy nhiên trên thực tế và theo báo cáo tại ĐHĐCĐ, MSB mới chỉ bán thoái phần vốn góp tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản MSB (MSB AMC). Kết thúc 2021, giao dịch chuyển nhượng đã hoàn tất và MSB chỉ còn một công ty con là FCCOM. Trong năm nay, MSB dự kiến sẽ tìm đối tác chiến lược để: i) Chuyển nhượng một phần vốn tại FCCOM, cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc ii) Chuyển nhượng 100% số vốn góp FCCOM để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Cũng theo MSB, FCCOM tại cuối 2021 có 23 điểm giới thiệu dịch vụ (POS), khoảng 13.000 khách hàng với đa phần là nông dân, tiểu thương kinh doanh, cá thể nhỏ lẻ. FCCOM được ghi nhận có tổng dư nợ 358 tỷ đồng; doanh thu 151 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,97 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 0,98 tỷ đồng.

BIDV phối hợp thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM

Ngày 25/3/2022, Sở Giao thông Vận tải phối hợp Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về triển khai thu phí hạ tầng cảng biển.

Cụ thể, BIDV Bình Điền Sài Gòn được giao phối hợp với Cảng vụ Đường thuỷ nội địa TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển; các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV sẽ cùng phối hợp để triển khai dịch vụ. Khách hàng có thể nộp phí hạ tầng cảng biển một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng nhiều phương thức như: Thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng điện tử BIDV (BIDV SmartBanking đối với khách hàng cá nhân, BIDV iBank đối với khách hàng tổ chức); Chuyển tiền từ bất kỳ ngân hàng nào tới tài khoản Cảng vụ Đường thuỷ nội địa TP.HCM mở tại BIDV là 11710008116868; Hoặc giao dịch trực tiếp tại hơn 1.000 điểm giao dịch của BIDV trên khắp cả nước.

BIDV là ngân hàng có mạng lưới kinh doanh rộng khắp gồm 190 chi nhánh trong và ngoài nước, 895 Phòng giao dịch, 10 công ty con và các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan (Trung Quốc). BIDV hiện có quan hệ với hơn 15 triệu khách hàng; hợp tác, giao dịch với hơn 2.300 định chế tài chính ở 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu...

Người nộp phí có thể liên hệ hotline 1900.1286 hoặc liên hệ trực tiếp BIDV Bình Điền Sài Gòn tại địa chỉ số 230-232-234 Dương Bá Trạc, P.2, Q.8, TP.HCM, số điện thoại 028.39833838 hoặc 028.38517799 (máy lẻ 125) để được hướng dẫn thủ tục nộp phí hạ tầng cảng biển một cách nhanh chóng, kịp thời.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kim Anh (T/h)