Tin bất động sản ngày 3/1: Khánh Hòa đề xuất mở rộng TP Nha Trang thêm 880 ha

10:12 | 03/01/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bình Dương có 217 dự án nhà ở được phê duyệt chủ trương đầu tư; Đà Nẵng chi gần 100.000 tỷ đồng đầu tư 75 dự án nhà ở thương mại; Hà Nội yêu cầu loạt sở ngành rút kinh nghiệm liên quan đến dự án chậm triển khai… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản ngày 2/1: Quảng Ninh hủy thầu dự án bất động sản hơn 25.000 tỷ ở Vân ĐồnTin bất động sản ngày 2/1: Quảng Ninh hủy thầu dự án bất động sản hơn 25.000 tỷ ở Vân Đồn
Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Đà Nẵng rà soát các dự án nhà ở thương mại, bất động sảnTin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Đà Nẵng rà soát các dự án nhà ở thương mại, bất động sản

Khánh Hòa đề xuất mở rộng TP Nha Trang thêm 880 ha

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có tờ trình gửi Bộ Xây dựng về việc thẩm định Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040.

Tin bất động sản ngày 3/1: Khánh Hòa đề xuất mở rộng TP Nha Trang thêm 880 ha
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, tỉnh Khánh Hòa đề xuất sáp nhập 4 xã, thị trấn với diện tích hơn 880 ha thuộc huyện Diên Khánh vào TP Nha Trang. Nếu đồ án được phê duyệt, tỉnh Khánh Hòa sẽ công bố, kêu gọi đầu tư vào dịp kỷ niệm 370 năm hình thành, phát triển tỉnh.

Phạm vi lập quy hoạch có tổng diện tích gần 27.500 ha gồm hơn 26.600 ha của TP Nha Trang và hơn 880 ha thuộc các xã Diên An, Diên Toàn, Suối Hiệp, thị trấn Diên Khánh của huyện Diên Khánh. TP Nha Trang được quy hoạch trở thành Đô thị du lịch biển quốc gia và quốc tế; là đô thị hạt nhân, trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa.

Nha Trang hiện có diện tích hơn 26.600 ha, gồm 19 phường, 8 xã với hơn 330.000 người. Sau sáp nhập, thành phố biển đến năm 2040 sẽ rộng hơn 27.500 ha (bao gồm diện tích đồi núi vùng ven thành phố) với dân số 780.000 người. Trong đó, riêng người thường trú khoảng 570.000.

TP Nha Trang cũng hướng đến trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; là trung tâm du lịch, thương mại - tài chính, dịch vụ hàng hải của vùng Nam Trung bộ và cả nước. Đồng thời, có vai trò và vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Đến năm 2030, quy mô dân số của thành phố khoảng 640.000 người và đến năm 2040 khoảng 780.000 người. Chiến lược phát triển của Nha Trang gồm bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên. Du lịch sẽ là ngành kinh tế chính của thành phố, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển thành phố thông minh.

Trong định hướng phát triển hệ thống giao thông thành phố sẽ mở rộng đoạn tuyến qua núi Cù Hin về phía núi thêm 7m, đủ bề rộng bố trí giao thông công cộng, 6 làn xe cơ giới. Đồng thời, quy hoạch cũng hướng đến việc xây dựng hầm qua núi Cù Hin.

Bên cạnh đó, Nha Trang sẽ kết nối đường Võ Nguyên Giáp với đường trục chính tại khu đô thị sân bay Nha Trang cũ; xây dựng đường qua núi Hòn Rớ kết nối đường Trần Phú và đường Nguyễn Tất Thành qua cầu An Viên…

Bình Dương có 217 dự án nhà ở được phê duyệt chủ trương đầu tư

Theo báo cáo, từ năm 2016 đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 217 dự án nhà ở thương mại đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong đó có 24 dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý, đầu tư hạ tầng kỹ thuật; 189 dự án đang triển khai và 4 dự án đã thu hồi chủ trương.

Trong công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND tỉnh đã bàn giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 1.030,26 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 204 trường hợp (chiếm tỷ lệ 85,71%).

Bên cạnh đó, việc ban hành giá tính tiền sử dụng đất vẫn còn những quy định chưa phù hợp, bất cập trong phương pháp xác định giá đất. Việc triển khai các quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản đối với nhà ở thương mại cũng được tỉnh quản lý chặt chẽ.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn đọng trong hoạt động kinh doanh và giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án và việc quản lý Nhà nước trong chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án.

Với những vướng mắc, bất cập Đoàn giám sát chỉ ra, lãnh đạo tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan có văn bản giải trình cho UBND tỉnh.

Đối với các vấn đề liên quan đến chủ đầu tư, đề nghị các đơn vị liên quan cần có sự kiểm tra, xác minh cụ thể để có phương án xử lý hợp lý. Cần rà soát lại các quy định pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng.

Những vấn đề liên quan đến chính sách sẽ đề xuất Trung ương xem xét, chỉnh sửa. Đối với những vấn đề của tỉnh, lãnh đạo tỉnh sẽ xem xét, bổ sung và cập nhật cho phù hợp.

Đà Nẵng chi gần 100.000 tỷ đồng đầu tư 75 dự án nhà ở thương mại

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành công văn về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, UBND thành phố thống nhất kế hoạch phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 trong kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025 với 75 dự án trên diện tích đất 2.553 ha gồm: 67.035 căn nhà ở, diện tích sàn nhà ở hơn 8,26 triệu m2. Tổng vốn đầu tư các dự án nói trên là 99.850 tỷ đồng.

Trong đó, có nhiều dự án có quy mô lớn như: Khu đô thị ven sông Hòa Quý - Đồng Nò (quận Ngũ Hành Sơn) với 4.632 căn hộ chung cư, 1.135 căn nhà biệt thự hoặc liền kề, tổng số vốn đầu tư 8.364 tỷ đồng; khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) với 10.427 căn hộ chung cư, 762 căn biệt thự hoặc nhà liền kề, vốn đầu tư 8.409 tỷ đồng.

Dự án Khu đô thị Golden Hills với 893 căn biệt thự hoặc nhà ở liền kề, tổng vốn 4.684 tỷ đồng; Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng (quận Sơn Trà) với 1.700 căn hộ chung cư, 1.520 căn nhà biệt thự hoặc liền kề, vốn đầu tư 4.272 tỷ đồng; khu phức hợp du lịch và đô thị, nghỉ dưỡng Làng Vân (quận Liên Chiểu) với 1.562 căn biệt thự hoặc nhà ở liền kề, vốn đầu tư 4.163 tỷ đồng.

Dự án Olalani Riverside Towers tại quận Sơn Trà, 1.619 tỷ đồng; dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Duyên hải Miền Trung tại quận Sơn Trà, 1.483 tỷ đồng; dự án khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng tại quận Ngũ Hành Sơn, 2.273 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều dự án lớn khác như dự án không gian sáng tạo tại phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, 2.698 tỷ đồng; dự án tháp CT1 và CT2 - Đà nẵng Times Square tại quận Sơn Trà, 3.469 tỷ đồng; dự án khu đô thị sinh thái phía Bắc đường Hoằng Văn Thái tại huyện Hoà Vang, 1.166 tỷ đồng...

UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai Kế hoạch; định kỳ rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có), báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Hà Nội yêu cầu loạt sở ngành rút kinh nghiệm liên quan đến dự án chậm triển khai

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn liên quan đến chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội trên 2 khu đất 339 Lĩnh Nam, và khu đất 4-6-8 ngõ 321 Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai.

Tin bất động sản ngày 3/1: Khánh Hòa đề xuất mở rộng TP Nha Trang thêm 880 ha
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc xem xét chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội nêu trên đã được UBND TP chỉ đạo tại Thông báo số 564 ngày 15/11/2022 của Văn phòng UBND TP.

Đồng thời, lãnh đạo UBND TP đã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Quy hoạch - Kiến trúc và sở, ngành Thành phố liên quan triển khai khẩn trương đúng quy định.

Cùng với đó, lãnh đạo UBND TP yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rút kinh nghiệm và phải khẩn trương, nghiêm túc chủ trì, đôn đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (có ý kiến chính thức thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề phân bổ dân số theo quy hoạch đã được chỉ đạo tại Thông báo số 564, hoàn thành trước ngày 29/12) và các đơn vị thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND TP trước ngày 30/12 theo nhiệm vụ đã được giao và phải tập trung giải quyết dứt điểm trong tháng 1/2023.

Đồng thời, lãnh đạo UBND TP đã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Quy hoạch - Kiến trúc và sở, ngành Thành phố liên quan triển khai khẩn trương đúng quy định.

Cùng với đó, lãnh đạo UBND TP yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rút kinh nghiệm và phải khẩn trương, nghiêm túc chủ trì, đôn đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (có ý kiến chính thức thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề phân bổ dân số theo quy hoạch đã được chỉ đạo tại Thông báo số 564, hoàn thành trước ngày 29/12) và các đơn vị thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND TP trước ngày 30/12 theo nhiệm vụ đã được giao và phải tập trung giải quyết dứt điểm trong tháng 1/2023.

Theo thông tin từ phía Công ty TNHH thương binh nặng Hòa Bình, đơn vị đang quản lý, sử dụng 2 khu đất 339 Lĩnh Nam, và khu đất 4-6-8 ngõ 321 Vĩnh Hưng. Hai khu đất này, Công ty Hòa Bình được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài, có hợp đồng thuê đất và đóng tiền sử dụng đất hằng năm.

Theo quy hoạch được duyệt, 2 khu đất có chức năng xây dựng nhà ở cao tầng, và đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận cho đầu tư dự án nhà ở thương mại, dịch vụ, văn phòng. Tháng 12/2021 Công ty Hòa Bình đã có tờ trình, gửi hồ sơ đề xuất TP Hà Nội cho xây dựng nhà ở xã hội trên 2 khu đất 339 Lĩnh Nam, và khu đất 4-6-8 ngõ 321 Vĩnh Hưng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
ajinomoto