Thủ tướng yêu cầu giải quyết vụ 30.000 căn hộ "tắc" sổ hồng

07:12 | 30/09/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo UBND TP.HCM, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính sớm giải quyết ách tắc liên quan đến việc cấp sổ hồng và tiền sử dụng đất cho các dự án bất động sản trên địa bàn.
Thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng NinhThành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra công trình nhà ở riêng lẻ có 4 tầng hầm tại phố Sơn TâyThủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra công trình nhà ở riêng lẻ có 4 tầng hầm tại phố Sơn Tây
1842-sohong
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có loạt bài phản ánh về tình trạng "ách tắc" sổ hồng tại TP.HCM.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp "sổ hồng", phối hợp với các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội để kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Giao Bộ TN&MT, Bộ Tài chính nghiên cứu công văn của UBND TP HCM, giải quyết dứt điểm vướng mắc, khó khăn theo chức năng, thẩm quyền. Với các kiến nghị không thuộc thẩm quyền thì nghiên cứu đề xuất giải pháp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; phối hợp và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra UBND TP HCM thực hiện công tác cấp sổ hồng sớm hơn tạo điều kiện cho người dân.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin tại chuyên đề "Quyền tài sản bị "treo" theo sổ hồng", chỉ riêng TP HCM hiện có gần 30.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng, đó là chưa kể đến 2.693 officetel chưa thể “xác định chủ quyền”.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM chỉ rõ, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng. Đồng thời gây ra các hệ lụy khiến cả "ba nhà" cùng gánh.

Trong đó, việc chậm xác định quyền sử dụng đất không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng mua nhà vì phải có “sổ hồng” thì người mua nhà mới được bảo vệ đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Thứ hai, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Số thu tiền sử dụng đất bị sụt giảm liên tục từ năm 2018 đến nay: Năm 2018, chỉ thu 16.493 tỷ đồng, giảm 21,2%; Năm 2019, chỉ thu 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm trước; 08 tháng đầu năm 2020, chỉ thu 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với 08 tháng đầu năm 2019.

Thứ ba, thiệt hại cho chủ đầu tư dự án vì chẳng những không thu được nốt giá trị hợp đồng còn lại mà còn bị mang tiếng “bội tín” với khách hàng. Nhiều chủ đầu tư đã rất trách nhiệm và nỗ lực xin nộp tiền sử dụng đất nhưng vẫn không nộp được nên bị tắc “sổ hồng” và bị tổn hại về uy tín thương hiệu.

1840-shong
Chung cư Him Lam Phú An nằm trong danh mục tắc tiền sử dụng đất. (Ảnh: BQL Him Lam Phú An).

Trong khi đó, trao đổi riêng với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Đức Toản - TGĐ CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS EZ Land, để giải quyết vấn đề này, cơ chế 2 giá đất chính là mấu chốt phải thay đổi bởi có trường hợp 2 lô đất cạnh nhau cùng mục đích sử dụng nhưng tiền nộp lại khác nhau.

Hiện các cơ quan cũng hồi tố, áp dụng cách tính thuế mới đối với các dự án. Nhất là các dự án điều chỉnh quy hoạch, thuế theo quy hoạch cũ đã duyệt nay thay đổi sẽ phải tính lại. Các bộ phận chức năng không dám quyết dẫn đến doanh nghiệp cũng mắc kẹt mà phương án “ưu tiên” giải quyết cấp “sổ hồng” trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà cũng không dám đề xuất vì không đúng với quy định của pháp luật.

"Để giải quyết rốt ráo việc “tắc” tiền sử dụng đất, phương án tốt nhất là đấu giá đất hoặc giao cho Sở Tài chính và cơ quan thuế tham gia khâu định giá" - ông Toản đề xuất.

https://batdongsan.petrotimes.vn/

Enternews.vn