Thị trường chứng khoán thế giới ngày 8/6: S&P 500 quay trở lại đà tăng
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones tăng 58 điểm, tương đương 0,1%. S&P 500 nhích nhẹ lên 0,1%, trong khi Nasdaq Composite tăng 0,6%.
S&P 500 vừa trải qua một phiên giảm điểm sau khi tiến gần đến ngưỡng quan trọng 4.300. Chỉ số này cũng vừa đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 trong tuần này, củng cố mức tăng 2,2% so với đầu tháng và 7% trong ba tháng qua.
Trong khi đó, các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn hoạt động kém hiệu quả ngày thứ hai liên tiếp. Cổ phiếu của Microsoft và Google lần lượt giảm 2,7% và 3,3%. Gã khổng lồ bán dẫn Nvidia mất thêm 1,1%, trong khi Amazon giảm 3,1%.
Các nhà đầu tư dường như đang theo xu hướng nắm giữ trong khi chờ đợi cuộc họp chính sách sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào ngày 13-14/6. Các dấu hiệu kinh tế cho thấy lạm phát đang giảm dần, ngay cả khi nó vẫn cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird, lưu ý rằng việc Fed có thể dừng tăng lãi suất vào tháng 6 có thể không đồng nghĩa với sự kết thúc của chiến dịch tăng lãi suất. Ông cho biết quyết định tiếp tục tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada vào đầu tuần này sau một thời gian tạm dừng có thể đã cho Fed có thêm lựa chọn.
Dữ liệu về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mới được công bố vào thứ Năm cho thấy mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, có nghĩa là thị trường lao động có khả năng đang suy yếu. Nó cũng làm tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.
Theo CME FedWatch Tool, thị trường đang đánh giá khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tiếp theo là 76%.
Chứng khoán châu Á
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương trượt dốc khi đà phục hồi trên Phố Wall tạm dừng và chỉ số chính dao động gần mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8/2022. Các nhà đầu tư trong khu vực cũng đánh giá thêm dữ liệu kinh tế được công bố trong tuần này.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 kéo dài đà giảm từ thứ Tư trong một phiên đầy biến động, giảm 0,85% xuống 31.641,27 điểm.
Mức tăng GDP của Nhật Bản trong quý đầu tiên so với cùng kỳ đã được điều chỉnh thành 2,7%, cao hơn mức 1,9% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự đoán và mức 1,6% được công bố trong số liệu ban đầu.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tiếp nối đà tăng hôm thứ Tư và nhích lên 0,25% để đóng cửa ở mức 19.299,18 điểm, trong khi thị trường Trung Quốc đại lục hồi phục để kết phiên trong sắc xanh. Shanghai Composite tăng 0,49% lên 3.213,59 điểm.
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
- Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu xuất khẩu ngược dòng thị trường
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 23/9: S&P 500 giảm tuần thứ ba liên tiếp
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 22/9: S&P 500 tăng nhưng vẫn thấp hơn đầu tuần
- Tin nhanh chứng khoán ngày 22/9: Dòng tiền bắt đáy đổ vào thị trường
- Nhận định phiên giao dịch ngày 22/9: Cân nhắc mua thăm dò một số cổ phiếu có thanh khoản tốt
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 21/9: Dow Jones giảm ngày thứ ba khi lãi suất trái phiếu kho bạc tăng
- Tin nhanh chứng khoán ngày 21/9: Nhóm chứng khoán bị xả mạnh
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 20/9: Dow Jones tăng gần 200 điểm
- Nhận định phiên giao dịch ngày 21/9: Có thể xuất hiện lực bán mạnh bất ngờ
- Tin nhanh chứng khoán ngày 20/9: Nhóm bất động sản dẫn đầu, thị trường đồng thuận tăng