Thị trường chứng khoán thế giới ngày 4/3: Dow Jones ngắt chuỗi 4 tuần giảm

22:11 | 04/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ tăng vào thứ Sáu (3/3) sau khi dữ liệu về lĩnh vực dịch vụ chỉ ra mức tăng mạnh nhất kể từ mùa hè, đóng góp thêm vào các dấu hiệu về khả năng phục hồi của nền kinh tế và làm nguôi đi lo ngại về lạm phát và chính sách tiền tệ toàn cầu.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 2/3: Đà giảm chưa kết thúcThị trường chứng khoán thế giới ngày 2/3: Đà giảm chưa kết thúc
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 3/3: Chứng khoán Mỹ bật tăng sau bình luận của quan chức FedThị trường chứng khoán thế giới ngày 3/3: Chứng khoán Mỹ bật tăng sau bình luận của quan chức Fed
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 4/3: Dow Jones ngắt chuỗi 4 tuần giảm
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 387,4 điểm, tương đương 1,17%, lên 33.390,97 điểm. Nasdaq Composite vọt lên mức 11.689,01 sau khi tăng 226,02 điểm, tương đương 1.97%, nhờ đà hồi phục của cổ phiếu công nghệ. S&P 500 cũng tăng 64,29 điểm, tương đương 1,61%, lên 4.045,64 điểm.

Cả ba chỉ số đều tăng điểm khi kết thúc tuần, và chuỗi 4 tuần giảm điểm của Dow Jones đã bị chặn đứng.

Mức tăng của ngày thứ Sáu đã giúp các chỉ số vượt qua một tuần giao động vừa phải khi các nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu kinh tế toàn cầu mạnh mẽ trước kỳ vọng lạm phát cao hơn. Các nhà đầu tư và nhà phân tích cho rằng khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới có thể đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế giá tiêu dùng.

Michael Arone, chiến lược gia trưởng về đầu tư tại State Street Global Advisors, cho biết: “Các nhà đầu tư đang cảm thấy thoải mái rằng lãi suất cao hơn sẽ không đè bẹp nền kinh tế". Ông nói, điều đó sẽ tiếp tục trừ khi họ bắt đầu thấy rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cho vay của các quỹ liên bang trên phạm vi 5,25% đến 5,5%.

Hai báo cáo được công bố vào thứ Sáu về sức khỏe của ngành dịch vụ Mỹ cho thấy mức chi tiêu tương đối mạnh trong tháng Hai.

Chỉ số PMI Dịch vụ Mỹ của S&P Global đã tăng lên 50,6 trong tháng 2 từ 46,8 trong tháng 1. Đó là mức cao nhất kể từ tháng 6 và báo hiệu sự mở rộng khi vượt qua ngưỡng 50. Dữ liệu tương tự cho khu vực đồng euro và Trung Quốc cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở cả hai thị trường đều tăng vào tháng trước.

Chỉ số hoạt động dịch vụ của Viện Quản lý cung ứng (ISM) giảm nhẹ, xuống 55,1 trong tháng 2 so với 55,2 trong tháng 1 nhưng vượt quá dự báo là 54,3 giữa các nhà kinh tế được The Wall Street Journal thăm dò ý kiến.

Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống 3,962% vào thứ Sáu. Hôm trước đó, nó đã vượt qua mốc 4% và đóng cửa trên mức này lần đầu tiên kể từ tháng 11.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trong tuần với chỉ số Nikkei 225 kết phiên thứ Sáu ở mức 27.927,47 điểm, cao hơn 1,73% so với tuần trước. Các nhà đầu tư hoan nghênh việc ứng cử viên thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda nhấn mạnh tính liên tục của chính sách tiền tệ cũng như các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau các đợt phong tỏa do COVID-19.

Chứng khoán Trung Quốc tăng trong tuần thứ hai liên tiếp trước cuộc họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) khi dữ liệu kinh tế mạnh làm tăng triển vọng phục hồi. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,87% tuần này lên 3.328,39 điểm.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng thêm 2,79% lên 20.567,54 điểm, kết thúc chuỗi bốn tuần giảm liên tục, theo Reuters.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh