Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/9: S&P 500 giảm nhẹ khi lợi tức trái phiếu tăng

21:59 | 28/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ đầu phiên thứ Năm (28/9) khi lợi tức trái phiếu tăng tiếp tục khiến các nhà đầu tư lo lắng vì họ đã trải qua một tháng cũng như một quý không khả quan đối với chứng khoán.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 26/9: Các chỉ số của Mỹ giảm sâu hơn trong tháng 9Thị trường chứng khoán thế giới ngày 26/9: Các chỉ số của Mỹ giảm sâu hơn trong tháng 9
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 27/9: Cổ phiếu tăng khi lợi suất kho bạc giảmThị trường chứng khoán thế giới ngày 27/9: Cổ phiếu tăng khi lợi suất kho bạc giảm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/9: S&P 500 giảm nhẹ khi lợi tức trái phiếu tăng
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

S&P 500 được giao dịch dưới đường tham chiếu. Trong khi chỉ số Dow Jones ít thay đổi và Nasdaq Composite giảm 0,3%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đạt mức cao nhất mới trong 15 năm vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm khi dữ liệu mới cho thấy thị trường lao động vẫn kiên cường với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ít hơn dự kiến.

Thị trường chứng khoán gần đây đã đi theo thị trường trái phiếu khi bất kỳ sự gia tăng lợi tức nào cũng làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và đẩy cổ phiếu xuống mức thấp mới. Tuần này, S&P 500 chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6 khi lợi suất trái phiếu 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007.

Cổ phiếu công nghệ thông tin là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong S&P 500. Các cổ phiếu công nghệ megacap quan trọng như Microsoft, Apple và Amazon đều giảm.

Thứ Sáu đánh dấu sự kết thúc của một tháng và quý giao dịch khó khăn. Chỉ số Dow Jones đang trên đà kết thúc tháng ở mức thấp hơn 3% và thấp hơn 2% trong quý. S&P 500 dự kiến kết thúc tháng giảm 5% và giảm khoảng 4% trong quý. Nasdaq đang trên đà kết thúc tháng và quý với mức giảm lần lượt hơn 6% và 5%.

Các nhà đầu tư sẽ chuyển sự chú ý sang chỉ số giá chi tiêu dùng cá nhân (PCE) mới nhất được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số PCE là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird, cho biết: “Thị trường chứng khoán cần lợi tức trái phiếu giảm để có thể tăng cao hơn và Fed cần phải giảm bớt quan điểm diều hâu của mình để điều đó xảy ra. PCE và dữ liệu lạm phát khác sẽ rất quan trọng”.

Phố Wall cũng đang để mắt tới Washington khi các cuộc đàm phán của các nhà lập pháp về dự luật chi tiêu của Mỹ vẫn tiếp tục trước thời hạn ngày 1/10. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói với CNBC sáng thứ Năm rằng ông tin tưởng rằng Quốc hội sẽ tránh được việc đóng cửa vào cuối tuần này, mặc dù ông chỉ trích một dự luật do Thượng viện đề xuất là không giải quyết vấn đề an ninh biên giới. Các nhà giao dịch nghi ngờ khả năng McCarthy có thể thuyết phục được đảng của mình tại Hạ viện trước thời hạn.

Chứng khoán châu Á

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm sau khi ghi nhận một số mức tăng vào thứ Tư do lãi suất trái phiếu kho bạc và giá dầu tăng làm ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007 và giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng hơn 3%, đạt mức 93,68 USD/thùng.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,36% xuống 17.373,03 điểm, sau khi sàn giao dịch thông báo rằng cổ phiếu của công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande đã bị đình chỉ hoạt động.

Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng giảm nhẹ vào thứ Năm, với CSI 300 mất 0,3% và kết thúc ở mức 3.689,51 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,54%, kết thúc ở mức 31.872,52 điểm, lần đầu tiên sau khoảng một tháng chỉ số này giảm xuống dưới mốc 32.000 điểm.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh