Tài sản thế chấp tại ngân hàng VIB hơn 500.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 65%
Theo các chuyên gia tài chính, khối tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản đang phình to ở nhiều ngân hàng trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn dẫn đến nợ xấu và việc thu hồi nợ càng khó khăn.
Thống kê từ FiinGroup, khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng hiện nay là bất động sản. Việc phát mãi tài sản bảo đảm, bán nợ theo cơ chế thị trường để xử lý nợ xấu gặp trở ngại đáng kể khi thị trường bất động sản gặp khó khăn.
Tính đến cuối năm 2022, nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đã tăng lên 1,9%, nợ xấu gộp 4,5% (gồm cả nợ đã bán cho VAMC và tái cơ cấu). Chất lượng tín dụng đi xuống tại các ngân hàng sau khi Thông tư 14 hết hạn vào cuối tháng 6, từ đó nợ xấu đã được phản ánh vào báo cáo tài chính với các số liệu cho thấy hầu hết ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu tăng trong năm qua.
![]() |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tại ngân hàng VIB, tính đến cuối năm 2022, lượng tài sản thế chấp tại VIB ghi nhận hơn 528.360 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm.
Trong đó, bất động sản là cấu phần lớn nhất, chiếm tới 65% tổng lượng tài sản thế chấp tại VIB với hơn 345.855 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, lượng bất động sản thế chấp tại VIB đã tăng 19% và là bộ phận có tốc độ tăng nhanh nhất.
Ngoài bất động sản, tính đến cuối năm 2022, ngân hàng VIB cũng nhận hơn 96.000 tỷ đồng phương tiện vận tải làm tài sản thế chấp, giảm nhẹ 4% so với đầu năm; Máy móc thiết bị làm tài sản thế chấp cũng giảm nhẹ 5% ghi nhận hơn 20.400 tỷ đồng; Quyền khai thác tài sản cũng giảm 13% ghi nhận hơn 17.000 tỷ đồng; Vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá cũng giảm nhẹ 3% còn hơn 13.738 tỷ đồng;
Chỉ có hàng hóa lưu kho làm tài sản thế chấp tăng 18% ghi nhận gần 14.000 tỷ đồng và các tài sản đảm bảo khác tăng 17% ghi nhận hơn 5.000 tỷ đồng.
Như vậy, giá trị bất động sản thế chấp của khách hàng tại ngân hàng VIB đang gấp 1,5 lần quy mô tín dụng (231.944 tỷ đồng).
![]() |
Tài sản thế chấp tại VIB. (Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022)/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Về kết quả kinh doanh, năm 2022, ngân hàng VIB ghi nhận lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng, tăng 32%. ROE của VIB đạt mức 30% năm thứ 3 liên tiếp. Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 12,7%. Tuy nhiên, lãi dự thu tại VIB tăng 31% so với đầu năm, từ 1.857 tỷ đồng lên 2.432 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là lãi phải thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới 1.487 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 22/2, giá cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giao dịch quanh mức 21.000đ/cp, giảm 1.000đ/cp so với phiên giao dịch ngày 20/2.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Hoàng Long - Huy Tùng
-
Điểm tin ngân hàng ngày 25/3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân
-
Điểm tin ngân hàng ngày 3/3: Yêu cầu trình khung pháp lý về tiền số trong tháng 3
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
- Điểm tin ngân hàng ngày 18/4: Sacombank hạ giá bán khoản nợ gần 6.000 lượng vàng SJC của APT
- Điểm tin ngân hàng ngày 17/4: Lãi suất vay mua nhà giảm, ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ người mua ở thực
- Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
- Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước bơm ròng gần 24 nghìn tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 12/4: Nhiều ngân hàng triển khai gói vay mua nhà ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3,99%/năm
- Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình
- Điểm tin ngân hàng ngày 11/4: Ngân hàng cho vay vượt huy động gần 1,1 triệu tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 10/4: Ngân hàng bơm gần 1,1 triệu tỷ đồng vào bất động sản TP.HCM