Sức mua yếu, cuộc đua lợi nhuận của nhóm "ông lớn" bán lẻ công nghệ đang ra sao?

10:56 | 20/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ như Thế giới Di động (MWG) u ám nhất kể từ khi lên sàn; Thế giới số Digiworld (DGW) tuy ảm đạm những vẫn dẫn đầu về lợi nhuận còn FPT Retail thua lỗ.
Lợi nhuận của Thế giới Di động sẽ giảm 80% trong năm 2023?Lợi nhuận của Thế giới Di động sẽ giảm 80% trong năm 2023?
Doanh thu Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm 21% so với cùng kỳ năm trướcDoanh thu Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm 21% so với cùng kỳ năm trước
Nhóm doanh nghiệp bán lẻ công nghệ: PSD, FRT, MWG Nhóm doanh nghiệp bán lẻ công nghệ: PSD, FRT, MWG "dò đáy" lợi nhuận

Sức cầu tiêu dùng giảm mạnh từ cuối năm 2022 nên những khó khăn mà ngành bán lẻ công nghệ phải đối diện trong năm 2023 là điều đã được dự báo trước. Các chuyên gia cho rằng 6 khó khăn của doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023 gặp phải được gồm: Lượng hàng tồn kho lớn; rủi ro lạm phát gia tăng; biến động tỷ giá; cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành; suy thoái kinh tế toàn cầu; sức mua yếu.

Do đó, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng không mấy lạc quan.

Lợi nhuận tại Thế giới Di động u ám nhất kể từ khi lên sàn

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã: MWG) gần như đánh mất toàn bộ lợi nhuận so với cùng kỳ. Doanh thu thuần quý 3 đạt gần 30.288 tỷ đồng, giảm hơn 5%. Đáng chú ý, lãi ròng chỉ 39 tỷ đồng, giảm đến 96%.

Sức mua yếu, cuộc đua lợi nhuận của nhóm

Trong phần giải trình báo cáo tài chính quý III, ban lãnh đạo cho biết công ty đưa ra nhiều khuyến mãi, chấp nhận giảm biên lợi nhuận gộp để thu hút khách hàng và duy trì doanh thu. Doanh thu thuần trong quý III giảm 5% so với cùng kỳ còn 30.287 tỷ đồng. Tính riêng quý III, biên lãi gộp của MWG đạt 15,3%, thấp nhất kể từ quý II/2015.

Thực tế, việc làm ăn của “ông lớn” ngành bán lẻ công nghệ bắt đầu đi xuống kể từ cuối năm 2022, khi nền kinh tế suy giảm và thu nhập người dân sa sút đáng kể khiến mảng điện thoại, điện máy giảm mạnh; trong khi chuỗi Bách Hóa Xanh dù tăng trưởng nhưng vẫn chưa đóng góp về lợi nhuận.

Để thu hút khách hàng và bước vào cuộc chiến giá cả với các công ty bán lẻ điện thoại, điện máy khác, MWG tung ra chiến dịch “giá rẻ quá” với điện thoại, điện máy. Điều này vô hình chung kéo tụt biên lợi nhuận gộp của MWG xuống.

Trong bối cảnh khó khăn, MWG lại tăng cường gửi tiền vào ngân hàng. Tại cuối quý III/2023, MWG có khoản tiền gửi 20.250 tỷ đồng và khoản đầu tư khác 650 tỷ đồng, nhờ đó doanh thu tài chính tăng tới 78% so với cùng kỳ, lên gần 620 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính duy trì ở mức 440 tỷ đồng và cắt giảm 20% chi phí bán hàng xuống gần 4.300 tỷ đồng là lý do giúp MWG thoát lỗ trong quý III/2023.

Sức mua yếu, cuộc đua lợi nhuận của nhóm
Cuộc chiến giá rẻ do Thế giới Di động phát động

Tính chung 9 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 86.858 tỷ đồng, giảm 16%. Trong đó doanh thu từ chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh khoảng 62.400 tỷ đồng, giảm 23%; doanh thu từ Bách Hóa Xanh gần 22.300 tỷ đồng, tăng 12%.

Tuy vậy, với lãi ròng chỉ vỏn vẹn 77,4 tỷ đồng, giảm đến 98% trong 9 tháng đầu năm 2023. Đây có lẽ là giai đoạn thảm hải nhất của MWG kể từ khi lên sàn và chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Bức tranh kinh doanh sa sút nghiêm trọng đang nhấn chìm cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trong hơn 1 tháng trở lại đây.

Ở phía đối thủ, doanh thu thuần của Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đạt 23.160 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, chuỗi FPT Long Châu đóng góp 11.088 tỷ đồng, tăng 69%. Chuỗi FPT Shop đóng góp 12.222 tỷ đồng, giảm 20%. Công ty lỗ ròng 245 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 296 tỷ đồng. Đặc biệt, doanh thu online của FRT đạt 4.222 tỷ đồng trong 9 tháng qua, tăng 7% so với cùng kỳ và chiếm 18% doanh thu hợp nhất.

Cuộc chiến về giá của các ông lớn như Thế giới di động, FPT Retail đã khiến chính các doanh nghiệp này rơi vào vòng xoáy khó khăn.

Digiworld cũng khó thoát cảnh ảm đạm

Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld - mã: DGW) là một trong những doanh nghiệp bán lẻ công nghệ đang có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán.

Sức mua yếu, cuộc đua lợi nhuận của nhóm

Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý III/2023 của Digiworld (DGW) ghi nhận đạt 5.413 tỷ đồng doanh thu, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 102 tỷ đồng, giảm 43%. Dù lợi nhuận giảm song con số 102 tỷ đồng đã giúp DGW trở thành doanh nghiệp trong ngành có lãi lớn nhất.

Theo DGW, quý III là quý thấp điểm của mảng điện thoại di động, người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu để chuẩn bị cho việc thay mới điện thoại vào quý IV với sự ra mắt của sản phẩm iPhone mới, dẫn đến doanh thu từ mảng điện thoại chỉ khoảng 1.774 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Digiworld ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.968 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 272 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 48% so với cùng kỳ - tỷ lệ giảm thấp nhất trong 4 doanh nghiệp bán lẻ công nghệ. Với kết quả đạt được sau 9 tháng, DGW đã thực hiện 70% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Đóng góp nhiều nhất vẫn là mảng máy tính xách tay và máy tính bảng ghi nhận doanh thu 2.398 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ, lợi nhuận tăng 79% so với quý II.

Mảng kinh doanh điện thoại di động báo doanh thu quý III/2023 đạt 1.774 tỷ đồng giảm 19% so với quý 2 và kỳ vọng nhiều vào quý IV khi có sản phẩm điện thoại mới ra mắt.

Sức mua yếu, cuộc đua lợi nhuận của nhóm

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (mã:PSD) - công ty con của Petrosetco (PET) chuyên phân phối các sản phẩm bán lẻ công nghệ như điện thoại thông minh và laptop. Hiện, doanh nghiệp phân phối điện thoại thông minh từ Samsung, máy tính từ Apple, Dell, Aus, Lenovo.

Doanh thu thuần trong quý III đạt 1.684 tỷ đồng, giảm 37%; lãi gộp giảm 38%, còn hơn 67 tỷ đồng khiến lãi ròng giảm 61% còn vỏn vẹn 12,7 tỷ đồng.

Sau 9 tháng đầu năm, PSD đạt 5.053 tỷ đồng doanh thu thuần và 40,6 tỷ đồng lãi ròng, giảm lần lượt 23% và 59% so với cùng kỳ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hoàng Trang - Huy Tùng