Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Phân cấp trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy
![]() |
![]() |
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thượng tá Bùi Đăng Tuấn - Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết: Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) luôn được Đảng, nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
![]() |
Thượng tá Bùi Đăng Tuấn - Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm phát biểu tại Hội nghị |
Điều đó được thể hiện qua việc Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết để chỉ đạo các cấp các ngành vào cuộc để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH, cụ thể như:
Năm 2001, Quốc hội đã ban hành Luật PCCC, năm 2013 đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; ngày 25/6/2015, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy. Chính phủ ban hành nhiều nghị định, nghị quyết, chỉ thị để triển khai thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến công tác PCCC&CNCH…
Thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Chính phủ đã tổ chức phân cấp và quy định cụ thể danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp phường thực hiện quản lý Nhà nước về PCCC, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND cấp phường trong công tác PCCC.
Theo đó, các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao và các hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn sẽ do cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH có trách nhiệm quản lý, theo dõi; các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ thấp hơn và các hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ sẽ do UBND cấp phường có trách nhiệm quản lý, theo dõi.
Hiện Công an quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức bàn giao cơ sở, điều tra cơ bản, hướng dẫn UBND các phường trong công tác quản lý về PCCC. UBND phường không chỉ có trách nhiệm ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy mà còn có trách nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cũng như tổ chức chữa cháy, khắc phục hậu quả…
Việc phân cấp rõ ràng trách nhiệm của UBND các cấp như vậy sẽ giúp cho công tác phòng cháy, chữa cháy được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả từ cấp cơ sở, tạo nền móng vững chắc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong công tác PCCC, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công an quận đã bàn giao công tác quản lý, theo dõi cho UBND phường được gần 02 năm và đã đạt được những kết quả tốt.
![]() |
Ông Lưu Ngọc Hà - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận chỉ đạo tại hội nghị |
Cũng tại Hội nghị, ông Lưu Ngọc Hà - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận chỉ đạo giao Công an Quận, là cơ quan thường trực giúp lãnh đạo UBND Quận theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện kế hoạch.
Đối với các phòng, ban liên quan: Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an Quận trong việc kiểm tra, xử lý, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép liên quan và việc dừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND quận cũng đề nghị Chủ tịch UBND các phường khẩn trương, tập trung thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong đó cần phân công và xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo UBND phường; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND Quận nếu trên địa bàn phát sinh cơ sở không bảo đảm an toàn về PCCC đưa vào hoạt động, phát sinh công trình xây dựng trên đất sai phép, không đảm bảo về PCCC.
Đồng thời, Chủ tịch UBND quận cũng chỉ đạo lực lượng Công an các phường kiểm tra tạm vắng, tạm trú tại các cơ sở kho, xưởng sản xuất; tuyệt đối không cho lưu trú người qua đêm tại nhà xưởng, nhà kho; trường hợp bố trí người lưu trú qua đêm phải có khu vực riêng, đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn ra ngoài trực tiếp và các điều kiện an toàn về PCCC đảm bảo theo Chỉ thị 11 ngày 03/7/2019 của UBND Thành phố. Kiên quyết xử lý và chịu trách nhiệm liên quan tới việc để người lưu trú qua đêm tại nhà xưởng, nhà kho khi không đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC.
9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.285 vụ cháy, nổ, làm 104 người chết và 85 người bị thương, thiệt hại ước tính 536,5 tỷ đồng. Thủ đô Hà Nội xảy ra 288 vụ cháy (6 vụ cháy lớn, 10 vụ cháy nghiêm trọng, 1 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 3 vụ cháy rừng) làm 20 người chết và 16 người bị thương, thiệt hại hơn 18 tỷ đồng. Riêng quận Bắc Từ Liêm xảy ra 08 vụ (giảm 11 vụ so với cùng kỳ năm 2021); không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 300 triệu đồng. Được biết, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm tập trung khoảng 500 cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp. Quận có 199 tổ dân phố, trong đó có 10 khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao (thuộc 07 phường Xuân Đỉnh, Minh Khai, Liên Mạc, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn, Tây Tựu) Có 5.958 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó có 293 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ; 523 cơ sở do cơ quan Công an quản lý, 5.435 cơ sở do UBND các phường quản lý. Có 02 khu, cụm công nghiệp đều có quy mô dưới 50 ha (Khu CN Nam Thăng Long, Cụm công nghiệp Từ Liêm). |
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng