Những ngân hàng, tổ chức tín dụng nào bị cáo buộc thuê công ty đòi nợ?

18:59 | 08/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đến nay, bước đầu Cơ quan điều tra cáo buộc hoạt động của Công ty Luật Pháp Việt và Nhóm công ty do Trần Hồng Tiến cầm đầu nhận đòi nợ thuê cho Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Shinhan Việt Nam và Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam.
Cần làm rõ vai trò của các ngân hàng trong vụ cung cấp hợp đồng cho công ty luật đòi nợCần làm rõ vai trò của các ngân hàng trong vụ cung cấp hợp đồng cho công ty luật đòi nợ

Vừa qua, Cục Cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an) phối hợp với công an TP Hồ Chí Minh, Công an Hà Nội, Công an Tiền Giang triệt phá 2 băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động đòi nợ bằng các thủ đoạn “ xã hội đen” núp bóng Công ty Luật và nhiều công ty khác nhau, cụ thể:

Nhóm thứ nhất, ngày 23/2, Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Châu, Hồ Quốc Hùng và 3 người khác về tội Cưỡng đoạt tài sản. Ngoài ra, cơ quan điều tra làm việc hơn 130 người liên quan khác, thu giữ 190 CPU máy tính để bàn, laptop và nhiều tài liệu lưu trữ khác.

Những ngân hàng, tổ chức tín dụng nào bị cáo buộc thuê công ty đòi nợ?
Bị can Trần Văn Châu/Ảnh: Công an Tiền Giang /https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Nhóm này được xác định do Trần Văn Châu (43 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (36 tuổi, đều là Phó giám đốc Công ty luật TNHH Pháp Việt) cầm đầu. Công ty này có trụ sở chính ở quận Tân Bình, TP.HCM.

Cơ quan công an cũng xác định Châu và Hùng trực tiếp điều hành công ty và thuê Lê Thị Tuyết (sinh năm 1985) đứng tên làm giám đốc, vì bà Tuyết là luật sư nên đủ điều kiện pháp lý mở công ty luật với mục đích trợ giúp pháp lý, nhưng hoạt động trá hình nhằm đòi nợ thuê cho các ngân hàng khi có yêu cầu.

Cơ quan điều tra cáo buộc hoạt động của Công ty Luật Pháp Việt là nhận đòi nợ thuê cho Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và các công ty tài chính như Shinhan Việt Nam. Trung bình mỗi tháng, công ty đòi nợ được 15-20 tỷ đồng và được hưởng 30% tổng số tiền đòi được.

Nhóm thứ 2, Công an Hà Nội vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự 31 nghi phạm để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản do liên quan đến hoạt động đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính.

Những ngân hàng, tổ chức tín dụng nào bị cáo buộc thuê công ty đòi nợ?
Bị can Trần Hồng Tiến/Ảnh: Công an Hà Nội/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, Công an Hà Nội xác định Trần Hồng Tiến (sinh năm 1974, trú quận 1, TP.HCM) là người điều hành. Nhóm này thành lập 7 công ty, thuê hơn 100 người, chia thành nhiều bộ phận để thực hiện công việc thu nợ cho các ngân hàng, công ty tài chính có nhu cầu.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, ngoài bộ phận nhân sự, kế toán, dữ liệu thông tin khách hàng, công ty này còn thành lập đội kỹ thuật do Phạm Văn Sơn (sinh năm 1987) làm trưởng phòng và bộ phận thu hồi nợ do Nguyễn Đức Khoa (sinh năm 1992) làm phó phòng, quản lý 103 nhân viên. Nhiệm vụ của nhóm Khoa là gọi điện thoại theo thông tin data khách hàng được cấp để đòi tiền.

Mỗi tháng công ty cấp cho nhân viên truy thu khoảng 500 hợp đồng để đòi khoản nợ khách vay. Mỗi nhóm phải đòi nợ được 300 triệu đồng mỗi tháng. Nhân viên bị sa thải nếu 2 tháng liên tiếp không đòi nợ đủ định mức.

Cục Cảnh sát hình sự cho biết công ty đòi nợ mua các khoản nợ khó đòi mà khách hàng đã vay của Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (địa chỉ tại quận 1, TP.HCM) và một số tổ chức tín dụng khác với giá bằng 12-15% giá trị của tổng số tiền khách nợ.

Sau khi có các thông tin khoản nợ từ Công ty Mirae Asset, bộ phận vận hành cập nhật các thông tin khoản vay của khách hàng vào hệ thống của công ty. Từ đây, nhân viên dùng nhiều số điện thoại liên tục khủng bố, chửi bới, đe dọa người thân, đồng nghiệp của khách hàng…

Quá trình khám xét các công ty ở TP.HCM, công an đã triệu tập 102 người liên quan, thu giữ gần 600 triệu đồng, 101 máy tính, 216 điện thoại và nhiều thùng tài liệu liên quan. Kết quả trích xuất dữ liệu thể hiện từ ngày 2/7/2018 đến hết năm 2022, các công ty trên đã thu mua hơn 335.600 hợp đồng vay tiền của khách có tổng dư nợ trên 3.000 tỷ đồng. Sau đó, họ đã đòi được trên 500 tỷ đồng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)