Những ngân hàng có doanh thu “khủng” từ kinh doanh bảo hiểm
![]() |
![]() |
Cụ thể, năm 2022, MB báo lãi trước thuế 18.155 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với năm 2021. Riêng doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm đạt 10.185 tỷ đồng, cao hơn gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2021. Nguồn thu từ bảo hiểm hiện chiếm tới 71,5% doanh thu từ mảng dịch vụ chung của MB.
![]() |
MB có doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm lớn nhất trong các ngân hàng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Doanh thu từ bảo hiểm của MB tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây. Năm 2019, doanh thu mảng này là 4.202 tỷ đồng, đến 2020 đã lên 5.849 tỷ đồng. MB hiện có 2 công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas.
Xếp sau MB là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). VPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế 16.923 tỷ đồng, và thu từ kinh doanh bảo hiểm là 3.354 tỷ đồng, tăng 42% so với năm trước. Số thu từ bảo hiểm của VPBank chiếm 1/3 tổng thu nhập dịch vụ.
Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Năm qua, Techcombank có lợi nhuận sau thuế 20.436 tỷ đồng. Thu nhập từ lãi, doanh thu từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm của Techcombank đạt hơn 1.750,6 tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2021.
Ở vị trí tiếp theo, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) có thu nhập hoa hồng bảo hiểm là 1.302 tỷ đồng, tăng gần 9% so với năm 2021. VIB đang phân phối các sản phẩm bảo hiểm của Prudential.
Vị trí thứ 5 là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), doanh thu từ dịch vụ kinh doanh và tư vấn bảo hiểm của TPBank đạt 876 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với năm 2021. Đây là nhà băng hiếm hoi sụt giảm nguồn thu từ mảng bảo hiểm. TPBank hiện phân phối bảo hiểm của Manulife, Sun Life.
Ngoài ra, còn có các nhà băng nhỏ cũng ghi nhận vài chục tỷ đồng doanh thu từ bảo hiểm, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng lớn. Như Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, năm 2022 thu 33 tỷ đồng từ hoạt động bảo hiểm, tăng trưởng hơn 310% so với năm ngoái.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bị tố cáo "hô biến" tiết kiệm thành bảo hiểm. Liên quan đến việc này, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa chuyển đơn tố cáo của hàng chục công dân về việc gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị "hô biến' thành hợp đồng bảo hiểm với Manulife tới cơ quan chức năng (Bộ Công an) để xem xét, giải quyết theo quy định.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
-
Điểm tin ngân hàng ngày 10/5: Ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
-
Điểm tin ngân hàng ngày 6/5: Khắc phục khoảng trống pháp lý, thúc đẩy xử lý nợ xấu
-
Điểm tin ngân hàng ngày 5/5: NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex
- Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Mua bán, mở hộ thẻ ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
- Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
- BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên - Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân
- Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
- Điểm tin ngân hàng ngày 15/5: Giảm lãi vay gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
- Điểm tin ngân hàng ngày 14/5: Vietcombank rao bán 5 bất động sản tại Quảng Ninh
- Điểm tin ngân hàng ngày 13/5: Tăng tốc cuộc đua Private Banking phục vụ giới siêu giàu
- Điểm tin ngân hàng ngày 12/5: Nhiều ngân hàng đua nhau tung lãi suất vay mua nhà ưu đãi