Những con sông “hấp hối” tại Hà Nội
![]() |
Toàn cảnh dòng sông Sét |
Sông “đổi màu”, ô nhiễm đến mức… không ngửi nổi
Theo ghi nhận của PV, hầu như những con sông tại Hà Nội giờ đây đã trở thành nơi chuyên “tiếp nhận” nước thải, rác thải. Người dân sống gần đó không khác gì bị “tra tấn” bởi mùi nồng nặc.
![]() |
Cống nước thảic tại sông Sét đầy rác trôi nổi |
Trao đổi với PV Petrotimes, ông Tân - người thường xuyên di chuyển qua cung đường bờ sông Sét (quận Hoàng Mai) vốn là một phân lưu của sông Kim Ngưu cho biết, vào mùa hè, dòng sông bốc lên mùi hôi thối, rất khó chịu, mặt sông luôn có một lớp váng bao phủ.
“Mỗi lần đi qua đây, tôi đều không thể ngửi nổi mùi của con sông này, mùa hè tầm tháng 4, tháng 5, mùi bốc lên còn nồng nặc hơn”, ông Tân chia sẻ.
![]() |
Nước thải chảy xuống sông Tô Lịch |
Không chỉ tại sông Sét, tại sông Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Cái (sông Hồng ngày nay), từng là một con sông đẹp và thơ mộng nhưng giờ đây nhiều đoạn sông bị lấp dần và trở thành nơi thoát nước thải, dẫn đến trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất Thủ đô.
Bà Mai - người bán nước giải khát ngay sát sông Tô Lịch kể, vì sông bốc mùi nên buôn bán cũng không được mấy.
“Bản thân tôi sinh sống quanh đây nên cũng quen rồi, nhưng người đi qua không quen là toàn bịt mũi rồi đi cho nhanh”, bà Mai chia sẻ.
![]() |
Quán nước liền kề sông Tô Lịch |
Ông Lê Anh - người sinh sống từ lâu tại phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy), khu vực dòng sông Tô Lịch chảy qua giãi bày, ngày trước sông Tô Lịch không ô nhiễm như bây giờ, hồi đó bản thân ông còn mò tôm, bắt cá, bơi dưới dòng sông, nhưng từ khi sông “đổi màu” thì tất cả đều chỉ là kỉ niệm.
“Trước đây sông rất sạch, người dân nuôi cá là chuyện bình thường. Nhưng từ khi dòng sông bị ô nhiễm do rác thải, nước thải, không ai bén mảng đến nữa”, ông Lê Anh cho hay.
Mong mỏi của người dân
Trước tình trạng gần như trở thành những con sông “chết”, ông Tân mong muốn các cấp chính quyền có giải pháp nâng cao ý thức người dân nhằm ngăn chặn tình trạng xả thải xuống dòng sông.
“Chúng tôi ở đây lâu năm, dù có quen với mùi hôi thối của con sông nhưng không muốn lúc nào cũng phải ngửi. Ai cũng muốn môi trường sống trong lành, nguồn nước đảm bảo vệ sinh”.
![]() |
Một góc sông Tô Lịch |
Đồng quan điểm với ông Tân, ông Lê Anh chia sẻ: “Hiện nay, theo tôi hầu hết các dòng sông trong nội thành đều không còn sạch, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”.
“Tôi mong chính quyền có biện pháp ngăn chặn, phạt nặng những người xả thải xuống sông. Đồng thời, mong người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, bởi xả thải ra sông đồng nghĩa với việc chính bản thân sẽ là người bị ảnh hưởng”, ông Lê Anh nói.
![]() |
Người dân phải đeo khẩu trang khi đi qua sông Tô Lịch |
Trần Trung - Hằng Nga
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 28/4: Hà Nội yêu cầu Chủ đầu tư Khu đô thị Nam 32 khẩn trương báo cáo tiến độ
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/4: Dự báo giá chung cư cũ tại Hà Nội tiếp tục giảm
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/4: HoREA đề xuất TP.HCM bỏ lệnh cấm cho thuê căn hộ ngắn ngày
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/4: Đấu giá đất tại Hà Nội và vùng lân cận tiếp tục lập đỉnh
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
- Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem!
- Hà Nội phân luồng giao thông trong hai ngày 14-15/4 để đón khách quốc tế