Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng vững chắc trong năm 2025
![]() |
Dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng vững chắc ở mức 3% vào năm tới. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kịch tính vào tuần tới có thể hạn chế bức tranh tăng trưởng, với việc lập lại các quy tắc thương mại.
Khả năng phục hồi bất ngờ khiến các nhà kinh tế nâng đáng kể dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 kể từ đầu năm, phần lớn nhờ vào tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Lạm phát cũng đã giảm mạnh khi hầu hết các ngân hàng trung ương lớn hiện đang kiểm soát được áp lực giá cả trong phạm vi mục tiêu của mình.
Tăng trưởng toàn cầu dự kiến đạt trung bình 3,1% trong năm nay, tăng mạnh so với mức 2,6% trong cuộc thăm dò vào tháng 1/2024, cũng tăng so với mức 2,9% vào tháng 4/2024 và ổn định so với cuộc thăm dò cách đây 3 tháng.
Theo cuộc thăm dò của Reuters được thực hiện từ ngày 30/9 đến ngày 30/10 đối với 50 nền kinh tế quan trọng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 3,0% vào năm tới.
Mặc dù vào đầu năm nay, có nhiều lo ngại rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ gặp rào cản do tác động của mức lãi suất cao nhất trong hơn 2 thập kỷ, nhưng khả năng phục hồi liên tục của nền kinh tế này khiến các nhà kinh tế và thị trường ngạc nhiên.
Ross Walker, Giám đốc kinh tế toàn cầu tại Natwest Markets, dự đoán về năm tới: "Tôi nghĩ, chủ đạo vẫn là hiệu suất kinh tế vượt trội của Hoa Kỳ - so với khu vực đồng euro và Vương quốc Anh".
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới, được báo cáo gần đây đạt 2,8%, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt trung bình 2,6% trong năm nay và 1,9% vào năm 2025.
Nền kinh tế Hoa Kỳ không chỉ vượt qua tất cả các nước G10 mà còn tăng trưởng gần gấp đôi tốc độ mà các nhà kinh tế dự đoán vào đầu năm. Thị trường chứng khoán của nước này đang giao dịch gần mức cao kỷ lục, một phần là do dòng tiền chảy vào từ nước ngoài.
Những nhân tố mạnh khác là Ấn Độ - nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, cũng như khả năng phục hồi rộng khắp ở châu Á.
Cùng với đó, gần đây, Nhật Bản - với sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, đã thực hiện những điều chỉnh đầu tiên nhằm thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo kéo dài nhiều thập kỷ.
D.Q
Reuters
- Tin nhanh chứng khoán ngày 02/7: Nhóm chứng khoán dẫn dắt thị trường, sắc xanh lan tỏa mạnh
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/7: Thị trường phân hóa mạnh, đề phòng “bull trap”
- Tin nhanh chứng khoán ngày 01/7: Thị trường tháng 7 khởi đầu thận trọng, rung lắc xuất hiện ở nhiều nhóm ngành
- Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 1/7: Thận trọng trước rung lắc kỹ thuật
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025
- Tin nhanh chứng khoán ngày 30/6: Midcap lên ngôi, bluechips chững lại
- Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 30/6: VN Index tiếp cận vùng kháng cự mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng