Hơn 104.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

19:10 | 16/01/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ hơn 104.000 tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua.
Đã chi 4.893,2 tỷ đồng cho phòng chống dịch, hỗ trợ người dânĐã chi 4.893,2 tỷ đồng cho phòng chống dịch, hỗ trợ người dân
Ngân hàng Chính sách xã hội cho gần 43 triệu lượt hộ nghèo vay 830 nghìn tỷ đồngNgân hàng Chính sách xã hội cho gần 43 triệu lượt hộ nghèo vay 830 nghìn tỷ đồng

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2022 với những thách thức, khó khăn rất lớn của thời kỳ hậu Covid-19 cùng với những biến động nhanh, khó lường trên thế giới và trong nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống nhân dân trong nước.

Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực để triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách xã hội, nhất là chính sách về người có công, bảo trợ xã hội, giảm nghèo đa chiều, các chính sách bảo trợ người yếu thế, người cao tuổi, trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị mồ côi do đại dịch Covid-19.

Hơn 104.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hai năm qua, các chính sách đã hỗ trợ hơn 104.000 tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động. Người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời…

Cũng theo Bộ trưởng, các giải pháp điều tiết thị trường lao động, các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã giúp thị trường lao động phục hồi nhanh chóng, giúp các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản duy trì được lực lượng lao động ổn định, không để gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, góp phần cùng cả nước phục hồi, phát triển kinh tế của đất nước sau đại dịch Covid -19. Bên cạnh đó, đã đưa gần 143.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 160% kế hoạch đề ra, gấp hơn 3 lần năm 2021.

Hệ thống an sinh xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ ngày một mở rộng, trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, việc làm ngày càng bền vững.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, vẫn còn nhiều thách thức về vấn đề xã hội phía trước cần phải giải quyết trước mắt trong năm 2023 và thời gian tới.

Cụ thể, về vấn đề già hoá dân số, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm trên 20% tổng dân số. “Già hóa dân số nhanh sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề quan trọng như: thị trường lao động, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Thách thức tiếp theo là sự thay đổi trên thế giới về vấn đề việc làm, cụ thể là di cư, di biến động, việc làm có chất lượng và tiền công thoả đáng. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng sẽ đe dọa tới sinh kế của người dân, đặc biệt là khu vực dễ tổn thương như nông nghiệp, nông dân, dân tộc thiểu số...

Ngoài ra, vấn đề việc làm phi chính thức, tỷ trọng lao động trong khu vực phi chính thức vẫn ở mức cao, phần đông người lao động Việt Nam vẫn phải đang chấp nhận làm các công việc dễ tổn thương. Theo thống kê, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước 6 tháng đầu năm 2022 là 55,9%, đó là một thử thách đối với hệ thống an sinh xã hội trên các phương diện như: bảo hiểm xã hội, năng suất thấp, khả năng tiếp cận hỗ trợ từ thị trường lao động...

Một thách thức nữa cũng được đề cập là vấn đề hiện thực hoá khát vọng vươn lên của đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới và thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chính sách xã hội với yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp cùng với cách tiếp cận mới, sáng tạo cho những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo…

Trước những bối cảnh đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, trong năm 2023, ngành phải nỗ lực tham mưu Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành một nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023 - 2035, tầm nhìn 2045 với mục tiêu phát triển chính sách toàn diện, bền vững, hiện đại.

Đồng thời, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, hình thành lưới an sinh xã hội theo yêu cầu đổi mới và phát triển, đảm bảo nâng cao khả năng phòng ngừa, chống chịu và khắc phục rủi ro của nhân dân; thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, nâng cao hiệu quả an ninh, an sinh của người dân, tạo môi trường để mọi người dân đều có cơ hội tham gia đóng góp và thụ hưởng thành quả của cách mạng.

“Về lâu dài, chúng ta phải tiếp tục rà soát hoàn thiện toàn bộ khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách để xây dựng và hình thành từng bước thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ và hiện đại, thúc đẩy tăng năng suất lao động từ nền tảng lực lượng nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, cần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xã hội và huy động nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Triển khai toàn diện thiết thực, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là người có công, đối tượng yếu thế và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, cần tiếp tục chăm lo, tạo môi trường an toàn để bảo đảm phát triển đầy đủ quyền của trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về các nhóm đối tượng, bảo đảm liên thông giữa địa phương với trung ương, giữa các ban, ngành.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)

vietinbank
ajinomoto