Habeco bị phạt và truy thu gần 20 tỷ đồng tiền thuế
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Habeco bị phạt và truy thu gần 20 tỷ đồng tiền thuế/Ảnh minh họa |
Cụ thể, Habeco đã vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; Khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp; Khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ hợp pháp.
Với các vi phạm trên, Habeco phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền với số tiền 1,94 tỷ đồng; Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước số tiền là 13,3 tỷ đồng; Buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước số tiền 4,2 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền Habeco bị phạt, truy thu và tiền chậm nộp tiền thuế là 19,4 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày 3/1/2024.
Bên cạnh đó, Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế ) yêu cầu Habeco có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 3/1/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và phạt (nêu trên) vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đồng thời, Habeco buộc phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau số tiền 11,3 triệu đồng.
Về tình hình kinh doanh, hết quý I/2024 Habeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco lại lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 3,7 tỷ đồng.
Mặc dù thua lỗ mạnh nhưng trong kỳ, Habeco lại dành tới 779 tỷ đồng chi cho vay, mua công cụ nợ của các đơn vị khác, tăng mạnh so với con số 590 tỷ đồng hồi cuối quý I/2023. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Habeco âm nặng dòng tiền. Ngày 31/3/20214, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Habeco là âm 625 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Habeco thường xuyên ghi nhận nợ phải trả về thuế và các khoản phải nộp lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Hồi cuối quý 1/2024, chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước của Habeco lên đến 212 tỷ đồng, giảm so với 394 tỷ đồng hồi cuối năm 2023. Trong đó, phải trả về thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 78,3% (tương đương 166 tỷ đồng). Đứng sau là thuế giá trị gia tăng (31,7 tỷ đồng), thuế tài nguyên (5,1 tỷ đồng), thuế đất, tiền thuê đất (5 tỷ đồng).
Cũng liên quan đến Habeco, trong năm 2018, doanh nghiệp này từng bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng nộp ngân sách 1.847 tỷ đồng bao gồm: tăng nộp thuế giá trị gia tăng gần 4,5 tỷ đồng; thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 441 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 9 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân 381 triệu đồng và các khoản phải nộp khác gần 1.392 tỷ đồng; đồng thời, giảm các khoản phải thu ngân sách nhà nước gần 5,8 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu BHN của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giao dịch ở mức 38.500đ/cp, giảm 400đ/cp so với phiên giao dịch trước đó.
Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) thành lập năm 1890, tiền thân là nhà máy Bia Hommel được người Pháp xây dựng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát. Thị trường tiêu thụ của BHN hiện tại chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ và miền Nam… |
Huy Tùng
- Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
- Thêm ứng dụng đổi giấy phép lái xe trực tuyến
- T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL
- Vì sao Tiger Việt Nam bị xử phạt 320 triệu đồng?
- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
- 3 thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm
- CTCP Tổng Bách Hóa đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh
- Rót gần 4.000 tỷ đồng xây siêu dự án KCN tại Thái Nguyên, Viglacera đang toan tính điều gì?
- Cảnh báo về quảng cáo sai sự thật của sản phẩm HIUP
- Báo Nông nghiệp và Môi trường bắt tay DLG: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng tầm nông nghiệp Việt