Hà Nội: Hàng loạt dự án nhà thương mại, chung cư cao tầng mọc trên đất nhà máy di dời
Tại báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1/7/2013), Bộ Tư pháp đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy định của Luật Thủ đô về quy hoạch xây dựng, phát triển và biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch. Cụ thể, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thì Khu vực nội đô lịch sử được xác định là hạn chế phát triển nhà ở, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú, song song với đó là ở các đô thị vệ tinh, các khu đô thị mới phải được xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng để giảm tải cho đô thị trung tâm.
Bên cạnh đó thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử nhưng trong thời gian qua ở những khu vực này, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng; tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội.
![]() |
Tòa nhà Hồng Kông Tower /Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo Thống kê sơ bộ tại một số quận Hai Bà Trưng, Đống Đa; Ba Đình cho thấy nhiều dự án nhà cao tầng đã và đang được triển khai xây dựng như:
Tổ hợp trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở trên nền đất của công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 7, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu; trung tâm Hội trợ triển lãm Việt Nam - Láng Hạ; Tòa nhà Hồng Kông Tower trên đường Đê La Thành; Tổ hợp văn phòng cho thuê, căn hộ Vietronic trên đường Nguyễn Chí Thanh…
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra hạn chế trong công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời. Trong đó có một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho Thành phố để ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Thủ đô. Thực tế đã có nhiều dự án nhà thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất sau khi di dời.
Cụ thể như: Trên đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) trước đây là nơi đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp như Dệt Mùa đông, Xe đạp thống nhất, Xe buýt Hà Nội…, nay là những dự án Tổ hợp nhà liền kề, Trung tâm thương mại và căn hộ thương mại với quy mô, mật độ rất lớn.
![]() |
Sau khi di dời nhà máy xe đạp Thống Nhất, hàng loạt chung cư, khu liền kề mọc lên trên đường Nguyễn Tuân/Ảnh Người đưa tin/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ngoài ra, thành phố cũng đã xem xét, giới thiệu địa điểm, quỹ đất để đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến Trung ương, cơ sở giáo dục, trụ sở làm việc của 09 bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị duy nhất thực hiện di dời, song khu đất sau khi di dời lại được chuyển đổi xây dựng Tổ hợp dự án nhà cao tầng; đối với bệnh viện tuyến Trung ương, thì hiện chỉ có Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết đã xây dựng cơ sở mới và đưa vào sử dụng, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cơ sở cũ trong nội thành.
Trong số 9 bộ, ngành thì hiện có 7 cơ quan vẫn tiếp tục giữ lại trụ sở làm việc cũ, 2 cơ quan còn lại được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cao tầng.
Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch đối với một số loại công trình công cộng trong khu vực nội thành chưa đồng bộ như giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, điện, truyền hình, internet và các tác động đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô; công tác giám sát thực hiện dự án đầu tư các khu đô thị trên địa bàn còn nhiều bất cập; công tác quản lý và thực hiện quy hoạch còn hạn chế; việc thực hiện các khu chức năng, đô thị vệ tinh chậm.
Chưa xây dựng, phát triển được Thủ đô thành một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh hiện đại gắn với phát triển các thành phố vệ tinh; chưa có các đô thị, vùng chức năng gắn với vùng cảnh quan/di tích tập trung tại Ba Vì, Suối Hai, Hương Sơn, Cổ Loa…
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Hà Nội: Nhiều chung cư, tòa nhà chưa nghiệm thu PCCC vẫn hoạt động
- Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
- Hà Nội tăng cường hậu kiểm mỹ phẩm, siết chặt quản lý các cơ sở tự công bố
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?