Điểm tin ngân hàng ngày 12/8: Agribank rao bán 3 lô đất và căn chung cư tại Hà Nội để thu hồi nợ xấu
Agribank rao bán 3 lô đất và căn chung cư tại Hà Nội để thu hồi nợ xấu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Vạn Xuân vừa công bố rao bán 3 lô đất tại quận Long Biên cùng một căn chung cư tại quận Thanh Xuân nhằm mục đích thu hồi nợ xấu.
Ảnh minh họa. |
Các lô đất tại Long Biên có giá khởi điểm dao động từ hơn 11 tỷ đến hơn 24 tỷ đồng. Cụ thể, lô đất đầu tiên có diện tích 100 m² tại thửa số 57, khu Ré Con, phường Thạch Bàn, có giá khởi điểm 13,68 tỷ đồng, yêu cầu tiền đặt trước 1,368 tỷ đồng.
Lô đất thứ hai nằm tại thửa số 40-2, tổ 7, phường Thạch Bàn, có diện tích 104 m² và giá khởi điểm 11 tỷ đồng. Lô đất thứ ba có địa chỉ tại thửa số 43, số 1127 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, với diện tích 167 m² và giá khởi điểm 24,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Agribank chi nhánh Vạn Xuân cũng rao bán căn chung cư tầng 17 Tòa 17T4, địa chỉ số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Diện tích căn hộ này 128 m². Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên bà Nguyễn Thị Mỵ. Giá khởi điểm của lô đất này là 6,1 tỷ đồng. Số tiền đặt trước là hơn 600 triệu đồng
Miễn, giảm gia hạn thuế, tiền thuê đất đạt hơn 87.000 tỷ đồng
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 7/2024, tổng số tiền miễn, giảm và gia hạn thuế, phí lệ phí cùng tiền thuê đất ước đạt khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng. Trong tháng 7, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt gần 150.000 tỷ đồng, tương đương 8,8% dự toán và 86,7% mức thu bình quân của 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, thu nội địa ước đạt 126,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8,7% dự toán, trong khi thu từ dầu thô ước đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, đạt 10,4% dự toán với giá dầu bình quân trong tháng khoảng 88 USD/thùng, tăng 18 USD/thùng so với giá dự toán. Sản lượng dầu trong tháng ước đạt 0,65 triệu tấn.
Tính từ đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng 69,8% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 7 ước đạt 152,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi 7 tháng đạt 948,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,7% dự toán và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cân đối ngân sách Trung ương và các cấp địa phương được đảm bảo, với gần 188.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đã được phát hành, kỳ hạn bình quân 10,9 năm và lãi suất bình quân 2,4%/năm. Trong 7 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý đạt 75,2% dự toán, trong khi thu từ cơ quan hải quan đạt 337.527 tỷ USD, tương ứng 63,3% dự toán và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ quan thuế và hải quan tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước.
Quyết liệt chống thao túng thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phối hợp với công an để xác minh và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường vàng. UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ công tác bảo đảm an ninh thị trường vàng, do Công an TP chủ trì, với nhiệm vụ thu thập thông tin người mua vàng miếng SJC và thanh tra các cơ sở kinh doanh vàng.
Ảnh minh họa. |
Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, việc thu thập thông tin nhằm ngăn chặn đầu cơ và bảo vệ quyền lợi của người dân. Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết NHNN đã bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua Công ty SJC và các ngân hàng thương mại, nhằm ổn định thị trường vàng.
Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, nhận định sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng đang ở mức tốt nhất. NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quản lý theo chỉ đạo của Chính phủ và sẽ sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp hơn với thị trường.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, thị trường vàng cần được kiểm soát chặt chẽ do tác động của nó đến các cân đối vĩ mô như tỷ giá và lạm phát. Nhà nước cần thay đổi nhận thức của người dân về việc tích trữ vàng và khuyến khích đầu tư vào các kênh khác. Việc phòng chống rửa tiền trong giao dịch vàng cũng là một giải pháp để nâng cao tính minh bạch của thị trường.
Ngân hàng đối mặt khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu
Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và khả năng thu hồi tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại đang trải qua giai đoạn khó khăn trong việc xử lý nợ xấu. Theo số liệu từ NHNN, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống đã xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng gần một nửa trong số đó là do các tổ chức tín dụng tự xử lý.
Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank, cho biết Nghị quyết 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực, nhưng nhiều quy định quan trọng không được kế thừa trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024, gây khó khăn trong việc thu giữ tài sản bảo đảm. Với nền kinh tế khó khăn, khả năng trả nợ của người dân giảm sút, dẫn đến tình trạng không hợp tác trong việc trả nợ, gia tăng nợ xấu.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ghi nhận nhiều vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu, bao gồm quyền thu giữ tài sản bảo đảm và khó khăn trong áp dụng thủ tục tố tụng. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm, cho biết hiện chưa có cơ chế pháp lý đủ mạnh để hỗ trợ việc thu hồi tài sản bảo đảm.
Tuần qua, 3 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Trong tuần qua, 3 ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) tiếp tục duy trì mức "lãi suất đặc biệt" lên đến 7,5%/năm cho khách hàng gửi từ 200 tỷ đồng với kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.
Ảnh minh họa. |
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã điều chỉnh lãi suất từ ngày 8/8, tăng 0,5%/năm cho kỳ hạn gửi 1 tháng và 0,2% cho các kỳ hạn còn lại. Lãi suất tiết kiệm online tại VPBank hiện dao động từ 3,6% đến 6,0% tùy theo kỳ hạn và số tiền gửi.
Trong khi đó, Dong A Bank đã tăng 0,5 điểm % cho các kỳ hạn 1-11 tháng, với lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 3,3%/năm và kỳ hạn 12 tháng lên 5,6%/năm.
Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) cũng tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,4% đến 0,3% cho các kỳ hạn khác nhau, với mức cao nhất đạt 5,85%/năm cho kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.
Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay, đã có khoảng 10 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm bao gồm: Agribank, Eximbank, HDBank, Sacombank, Saigonbank, TPBank, CB, VIB, Dong A Bank và VPBank. Trong đó, Sacombank là ngân hàng đã hai lần tăng lãi suất trong thời gian này. SeABank là ngân hàng duy nhất giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng.
Huy Tùng (T/h)
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 9/9: Nhóm thép và dầu khí ngược dòng thị trường
-
Chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời Cư Jút đang làm ăn ra sao?
-
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 9/9: Giá căn hộ tại Hà Nội đang tiến gần mức giá biệt thự, liền kề
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/9: Chưa rõ xu hướng
- Điểm tin ngân hàng ngày 9/9: Tín dụng có khả năng đạt 15% trong năm 2024
- Tuổi trẻ Agribank chung tay viết tiếp ước mơ cho học sinh nghèo vượt khó
- Điểm tin ngân hàng ngày 7/9: VietinBank rao bán loạt bất động sản của đại gia xăng dầu
- Điểm tin ngân hàng ngày 6/9: Kho bạc Nhà nước sẽ "bơm" vào hệ thống ngân hàng 3.500 tỷ?
- Điểm tin ngân hàng ngày 5/9: Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?
- Điểm tin ngân hàng ngày 4/9: Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 14%
- VPBank đồng thời được 2 tổ chức quốc tế uy tín vinh danh “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên tốt nhất Việt Nam”
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/9: Tín hiệu tích cực từ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/9: Ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng ô tô xanh
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Hơn 10 ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm