Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, bước vào nhiệm kỳ 2021-2025, vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp tiếp tục là mối quan tâm thường trực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.
Trong năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 338 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Theo đề án, phấn đấu đến năm 2030 tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn.
Tuy nhiên theo ông Nghị, Bộ Xây dựng nhận thức rằng việc triển khai đề án sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn sắp tới. Cần sự chung tay, vào cuộc một cách đồng bộ của các cấp chính quyền, các hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp.
Về việc triển khai gói triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, hiện đã có 20 tỉnh công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng.
Trong số đó, có 49 dự án nhà ở xã hội với nhu cầu vay khoảng 24.655 tỷ đồng và 3 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với nhu cầu vay khoảng 1.230 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương được giải ngân.
Liên quan đến những khó khăn trong việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội, ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng thiết chế công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, các thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc.
Đưa ra giải pháp, ông Lê Văn Nghĩa cho rằng để đề án trên “về đích” như kỳ vọng, việc quan trọng là cần tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về thủ tục, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.
Theo ông Nghĩa, những thủ tục trên mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ và khiến cho quá trình đầu tư bị chậm. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý có chính sách, cơ chế linh hoạt để kịp thời giải quyết được những bất cập hiện nay, qua đó thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội nhanh hơn.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/4: Thanh Hóa thanh tra dự án Trung tâm hội nghị 160 tỷ đồng bỏ hoang nhiều năm
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/4: Khởi tố vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị Ruby City
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/4: Hơn 60% mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chứa điều khoản bất lợi cho người mua
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/5: Rà soát quy định đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
- TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản trong 4 tháng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai, xây dựng
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/5: Đề xuất giảm thuế sử dụng đất để thúc đẩy phát triển công trình xanh
- Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Quy định mới về bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/5: Hà Nội sắp có khu đô thị cao cấp 15.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh