Đại biểu Quốc hội Vũ Tuấn Anh:

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% không đi vào cuộc sống

07:27 | 26/05/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) cho biết, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đến hết năm 2023 mới đạt được khoảng 3,05% quy mô chính sách. Có thể thấy chính sách này hầu như không đi vào cuộc sống, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Luật Đấu giá tài sản: Nâng mức đặt trước để hạn chế tình trạng Luật Đấu giá tài sản: Nâng mức đặt trước để hạn chế tình trạng "bỏ cọc"
Chưa có quy định cụ thể trong pháp luật về hành lang an toàn điện gió được xem xét đền bùChưa có quy định cụ thể trong pháp luật về hành lang an toàn điện gió được xem xét đền bù
Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phòng chống cháy nổ tại khu dân cưĐại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phòng chống cháy nổ tại khu dân cư

Chiều 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% không đi vào cuộc sống
Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ)/Ảnh: Quốc hội

Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) đánh giá, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, đây là giải pháp rất quan trọng để giảm giá thành, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện từ đầu chương trình đến hết năm 2023 mới đạt được khoảng 3,05% quy mô chính sách. Có thể thấy chính sách này hầu như không đi vào cuộc sống, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến chính sách này không đi vào cuộc sống như Đoàn giám sát đã nêu, dư nợ tín dụng đến tháng 12/2021 ở mức 10,4 triệu tỷ đồng, với mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 và năm 2023 khoảng 14%/năm. Cùng với đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới các khoản tín dụng phát sinh thuộc đối tượng của chính sách không lớn.

Qua thực tiễn cho thấy, nguyên tắc thực hiện chính sách theo Nghị định 31 của Chính phủ chưa phù hợp, chưa rõ ràng. Hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng chưa đầy đủ, rõ ràng, nhiều nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên dư nợ tín dụng đang ở mức cao, trong khi điều kiện vay vốn được hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh không đảm bảo điều kiện để vay hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra, kiểm toán như Đoàn giám sát đã nêu, nên khi được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mặc dù đủ điều kiện cũng không đề nghị được hỗ trợ lãi suất.

Đại biểu cho rằng, doanh nghiệp rất mong muốn được hỗ trợ lãi suất tín dụng theo chính sách của nhà nước, song vì một số lý do trên nên việc triển khai không đạt kỳ vọng. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm khi đưa ra chính sách tương tự trong giai đoạn tiếp.

Thứ hai, đối với chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã 5 lần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao danh mục mức vốn, với mức tối đa theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, việc giao vốn của chương trình còn chậm, kết quả giải ngân vốn các dự án mới đạt 61% (đến hết tháng 1/2024) so với tổng vốn ngân sách trung ương được bố trí.

Cũng theo đại biểu Vũ Tuấn Anh, việc chậm giải ngân vốn dẫn đến các dự án quan trọng chậm đưa vào sử dụng làm chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội. Bên cạnh nguyên nhân Đoàn giám sát nêu, nguyên nhân chính là ngay từ khâu lựa chọn dự án đưa vào chương trình đã không đảm bảo yêu cầu đặt ra là giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023; hầu hết dự án đưa vào chương trình là dự án khởi công mới nên mất thêm thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư dẫn đến giao vốn chậm và triển khai dự án chậm so với yêu cầu.

Đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân để xảy ra tình trạng này. Để tránh lãng phí và bảo đảm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo hai nội dung: Thứ nhất, đối với trường hợp dự án đến nay chưa khởi công hoặc chưa giải ngân cần tạm dừng triển khai các dự án này. Thứ hai, trường hợp có dự án phải giải ngân sang năm 2025, số vốn chuyển sang giải ngân trong 2025 cần được trừ tương ứng vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo công bằng giữa các địa phương.

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% không đi vào cuộc sống
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng/ Ảnh: Quốc hội

Lý giải kết quả thực hiện chính sách đạt thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là một trong những chương trình của Nghị quyết 43/2022/QH15. Ngay từ đầu đã xác định đây là chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng phục hồi tức là có khả năng trả nợ vay, không phải là chính sách để giải quyết cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế còn khó khăn. Vốn cho vay của chương trình là vốn của các tổ chức tín dụng huy động của người dân. Chỉ có phần hỗ trợ lãi suất 2% là nguồn từ ngân sách nhà nước. Do đó, các tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay theo các quy định của pháp luật hiện hành và bảo đảm khả năng thu hồi được nợ. Do đó việc giải ngân nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào quyết định của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng bày tỏ tâm đắc với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng trong bối cảnh phức tạp, chưa từng có tiền lệ thì các chính sách có thể chưa sát với thực tiễn nhưng điều quan trọng là qua đây chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách thức hỗ trợ có doannh nghiệp và người dân. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh chính sách không phải vì được hỗ trợ lãi suất mà doanh nghiệp mới đi vay, mà quyết định của doanh nghiệp vay để làm gì và có khả năng trả nợ hay không.

Huy Tùng

vietinbank
thaco