Cảnh báo về “Dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo” trên mạng xã hội
![]() |
![]() |
Theo Bộ Công an, thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội khiến người dân mất tiền từ lần này qua lần khác, nhiều người dân đã bị lừa lần 1 nhưng lại tiếp tục bị lừa lần 2 dù đã tố cáo với cơ quan bảo vệ pháp luật và đang trong thời gian chờ giải quyết.
Cụ thể, chị N.T.M. do cả tin đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Số tiền được các đối tượng báo "đang bị treo trên mạng". Biết mình đã bị lừa, chị M. kịp thời tố cáo với cơ quan bảo vệ pháp luật và đang trong thời gian chờ giải quyết. Tuy nhiên với mong muốn nhanh chóng lấy lại tiền, nạn nhân lại tiếp tục bị lừa từ những đối tượng mới mạo danh mình là luật sư, làm tại các Văn phòng Luật có thể giúp các nạn nhân lấy lại được tiền.
![]() |
Các đối tượng lập nhiều hội nhóm để lừa đảo/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Đây là 1 trong số nhiều nạn nhân thời gian gần đây bị các đối tượng lừa đảo lựa chọn làm "con mồi" cho chuỗi hành vi lừa đảo "mất nhân tính". Sau khi người dân đã bị lừa lần 1, tiếp tục bị các đối tượng triệt để khai thác tâm lý muốn nhanh chóng lấy lại tài sản và lợi dụng không gian mạng đưa ra các thông tin dịch vụ thông báo là số tiền của các bạn đang "bị treo trên mạng" hoặc có khả năng liên kết với các ngân hàng, cơ quan bảo vệ pháp luật để cung cấp dịch vụ "lấy lại tiền".
Cũng theo Bộ Công an, các đối tượng này thường giới thiệu mình là luật sư, làm tại các Văn phòng Luật sư nhưng không có thật, đồng thời, các đối tượng này yêu cầu người dân phải chuyển phí dịch vụ trước. Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng liên tiếp đưa ra các lý do khác nhau để yêu cầu nạn nhân tiếp tục chuyển tiền nữa. Sau khi biết mình lại bị lừa đảo, nhưng các nạn nhân cũng không làm được gì.
Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết quá trình đấu tranh, xử lý hành vi phạm tội này gặp nhiều khó khăn, vì đây là đường dây lừa đảo có hệ thống, chỗ làm việc và các đối tượng chủ yếu nằm ở nước ngoài. Nạn nhân và các đối tượng không quen biết nhau, không biết các đối tượng là ai, không có bất kỳ thông tin gì liên quan đến các đối tượng.
Đặc biệt, các tài khoản nhận tiền 100% là tài khoản ảo, chính chủ nhưng không phải người sử dụng (bán tài khoản) hoặc chúng làm tài khoản của những người bị mất căn cước công dân…
Bên cạnh đó, các đối tượng đánh đúng tâm lý nạn nhân mới mất tiền có xu hướng muốn lấy lại tiền nên sau khi nhận được thông tin có xu hướng muốn chuyển tiền ngay cho đối tượng. Chúng mạo danh các Văn phòng luật sư có thật và công khai trên mạng, nên nhiều người dân tin tưởng, thậm chí đứng trước cửa Văn phòng luật sư chuyển tiền.
"Sau khi chuyển tiền thì trong vòng vài phút tiền của nạn nhân đã bị các đối tượng chuyển đến hàng trăm tài khoản khác cũng là tài khoản ảo… địa điểm cuối thường là các dịch vụ đổi tiền hoặc các cửa hàng kinh doanh vàng bạc nên khó khăn trong công tác đấu tranh và thu hồi tiền cho người dân" - Thượng tá Lê Vinh Tùng thông tin thêm.
Bộ Công an khuyến cáo người dân, nhất là người dân đã là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo cần chú ý: Thứ nhất, thường xuyên đọc và nắm bắt các thông tin trên các trang mạng chính thống của các Cơ quan bảo vệ pháp luật và báo đài để kịp thời nhận biết các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng. Thứ hai, đề cao cảnh giác, cần kiểm tra, xác minh kỹ các thông tin trên các trang mạng xã hội và không chuyển tiền cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì nếu chưa xác nhận chính xác người nhận tiền là ai, ở đâu. Thứ ba, nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước. |
Huy Tùng (t/h)
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh
-
Luật sư Vũ Văn Biên: Lừa đảo đầu tư trực tuyến lan rộng từ "kẽ hở" pháp lý
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm
- Bộ Y tế siết chặt kiểm tra việc kê đơn thuốc, sữa và thực phẩm chức năng trong khám chữa bệnh
- Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng