Các nước cam kết giảm lượng khí thải, cùng hành động tích cực vì môi trường

21:18 | 27/04/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu diễn ra ngày 22-23/4, do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì từ thủ đô Washington, với sự tham gia của 40 nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới.
Nguyên thủ các nước đồng loạt cam kết năng lượng xanh tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậuNguyên thủ các nước đồng loạt cam kết năng lượng xanh tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu: Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước cam kết hợp tác mặc dù còn tồn tại nhiều khác biệtHội nghị Thượng đỉnh về khí hậu: Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước cam kết hợp tác mặc dù còn tồn tại nhiều khác biệt
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Tổng thống Joe Biden hôm 22/4 đã công bố trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu với 40 nhà lãnh đạo thế giới về Kế hoạch Khí hậu 10 năm đầy tham vọng, đề xuất cắt giảm 50-52% lượng khí thải nhà kính của Hoa Kỳ vào năm 2030. Điều đó thể hiện mức tăng gần gấp đôi cam kết của Hoa Kỳ về cắt giảm 26-28% dưới thời chính quyền Obama, sau Thỏa thuận Paris năm 2015.

Corporate America đã sẵn sàng với kế hoạch khí hậu tích cực của mình, với ít nhất 400 công ty được dẫn đầu bởi những người khổng lồ trong ngành như Apple, Alphabet, Microsoft, Coca-Cola... đã ký một thư ngỏ ủng hộ việc giảm phát thải khí nhà kính xuống ít nhất 50% vào năm 2030 so với mức năm 2005.

Tổng thống Biden dự định sử dụng cuộc họp để khuyến khích các nước tích cực hơn với các mục tiêu giảm phát thải khí carbon. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng nước này đã đặt mục tiêu "trung hòa carbon" vào năm 2060.

Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ - quốc gia phát thải lớn thứ ba thế giới - không đưa ra mục tiêu mới nhưng khẳng định lại lời hứa của đất nước sẽ lắp đặt 450 Gigawatt năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Cam kết của các quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Ô nhiễm không khí ngày càng tăng ở các thành phố lớn/ Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết giảm đáng kể lượng khí thải của đất nước trong ba thập kỷ tới.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo mức cắt giảm khí thải đến 78% vào năm 2035. Tương tự, 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận cắt giảm ít nhất 55% khí thải vào năm 2030.

Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ sẽ đẩy mạnh tài trợ khí hậu để giúp các nước nghèo giảm khí thải nhà kính và thích ứng với khí hậu biến đổi.

Tổng thống Putin nói: “Số phận của toàn bộ hành tinh của chúng ta, triển vọng phát triển của mỗi quốc gia, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào sự thành công của những nỗ lực trên”.

Mặc dù đề xuất ban đầu sẽ chỉ đưa ra những phân tích rộng rãi hơn là phân tích chi tiết, nhưng mục tiêu tích cực của ông Biden đã đặt ra khó khăn phần nào cho ngành dầu khí, với nhiên liệu hóa thạch - nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng

vietinbank
ajinomoto