Bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về Hệ thống lương thực thực phẩm
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.(Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). |
Thưa Quý vị Đại biểu!
Phối hợp giữa các quốc gia và các đối tác, nhân tố trong Hệ thống Lương thực thực phẩm phải vì lợi ích của người dân. Tại Việt Nam, bảo đảm lương thực chính là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và là cơ hội để phát triển nông nghiệp Việt Nam “minh bạch, trách nhiệm, bền vững” và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030 của Liên hợp quốc.
Trên tinh thần đó, tôi xin đề xuất một số nội dung như sau:
Một là, chuyển đổi tăng trưởng nông nghiệp sang “tích hợp đa giá trị” bao gồm cả giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan, môi trường. Bảo đảm phát triển nền nông nghiệp xanh, phát thải thấp và “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19. Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo đảm cung ứng lương thực, giảm thất thoát và lãng phí lương thực, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Hai là, đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, vừa phục vụ sản xuất và vừa phát triển kinh tế nông thôn. Phát huy vai trò chủ thể của người nông dân. Khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư có trách nhiệm, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Nhân rộng mô hình hợp tác công - tư hiệu quả.
Nhiều mô hình bảo đảm lương thực thực tế ở Việt Nam có tên gọi chung là “Vườn nhà tôi”, là những mô hình giàu tính sáng tạo trong Hệ thống cùng chia sẻ giá trị, trách nhiệm, hành động và lợi ích. Chúng tôi sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để nhân rộng sáng kiến này.
Ba là, xây dựng và cập nhật Bảng cân đối dinh dưỡng quốc gia, làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối; tăng cường giáo dục, truyền thông để tạo môi trường thực phẩm lành mạnh, thói quen ăn uống hợp lý, cân đối dinh dưỡng, xu thế tiêu dùng xanh, có trách nhiệm - tránh thất thoát và lãng phí.
Bốn là, Chuyển đổi số cần đi cùng với đổi mới chính sách, thể chế trong đó lấy người nông dân và người tiêu dùng là trung tâm. Xây dựng các chuỗi giá trị nông sản bền vững, an toàn thực phẩm, chuẩn hóa quy cách và chất lượng.
Năm là, Việt Nam hình thành các mạng lưới đổi mới, sáng tạo và sẵn sàng tham gia các khuôn khổ hợp tác của Liên hợp quốc và muốn phát triển thành một “Trung tâm sáng tạo về lương thực thực phẩm” ở khu vực.
Sáu là, để phát triển bền vững hệ thống lương thực cần mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học và rừng; quản lý nguồn nước xuyên biên giới; tài nguyên biển...
“Cùng nhau hành động”, không gì là không thể để các Mục tiêu Phát triển bền vững SDG-2030 trở thành hiện thực.
Xin trân trọng cảm ơn.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
PV
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Điểm tin ngân hàng ngày 14/5: Vietcombank rao bán 5 bất động sản tại Quảng Ninh
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/5: Cẩn trọng trước nhịp rung lắc điều chỉnh
- Tin nhanh chứng khoán ngày 13/5: VN Index tiếp đà tăng, dòng tiền mạnh nhưng áp lực chốt lời bắt đầu gia tăng
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/5: VN Index vọt qua mốc cản, liệu có 'đi xa' hay cần một nhịp nghỉ?
- Điểm tin ngân hàng ngày 13/5: Tăng tốc cuộc đua Private Banking phục vụ giới siêu giàu
- Tin nhanh chứng khoán ngày 12/5: VN Index tăng mạnh nhưng dòng tiền chưa lan tỏa rộng
- Điểm tin ngân hàng ngày 12/5: Nhiều ngân hàng đua nhau tung lãi suất vay mua nhà ưu đãi
- Nhận định thị trường chứng khoán 12/5: Nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc
- Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nào có tỷ lệ CIR thấp nhất quý I/2025?