5 “sếp” SeABank đăng ký bán gần 12 triệu cổ phiếu SSB, dự thu gần 380 tỷ
![]() |
![]() |
Theo đó, ông Vũ Đình Khoán đăng ký bán 2.966.889 cổ phiếu, bà Đặng Thị Thu Trang đăng ký bán 116.400 cổ phiếu; ông Lê Quốc Long đăng ký bán 2.976.389 cổ phiếu; ông Hoàng Mạnh Phú đăng ký bán 3.007.389 cổ phiếu và ông Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng ký bán 2.919.389 cổ phiếu.
Tạm tính giá đóng cửa phiên 26/7 là 31.650 đồng, 5 lãnh đạo SeABank có thể thu về gần 380 tỷ đồng.
![]() |
5 “sếp” SeABank đăng ký bán gần 12 triệu cổ phiếu SSB, dự thu gần 380 tỷ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ở chiều ngược lại, vào đầu tháng 7, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực SeABank, đã đăng ký mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh trong thời gian từ ngày 11/7 - 8/8. Nếu thành công, bà Nga sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 68,1 triệu cổ phiếu, tương đương gần 3,44% vốn SeABank. Bà Lê Thu Thuỷ đang sở hữu gần 47,6 triệu cổ phiếu SSB, tương đương 2,4% cổ phần ngân hàng.
Giao dịch của các “sếp” SeABank diễn ra trong bối cảnh ngân hàng này chuẩn bị phát hành 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho Người lao động (ESOP) năm 2022. Thời gian phát hành dự kiến là trong quý III/2022.
Gần đây, SeABank có quyết định thay đổi chức vụ Tổng Giám đốc. Theo đó, bà Lê Thu Thuỷ thôi làm Tổng Giám đốc. Thay vào đó, Phó Tổng Giám đốc Faussier Loic Michel Marc được Hội đồng quản trị SeABank cử phụ trách điều hành từ ngày 11/7 và bà Lê Thu Thuỷ vẫn đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Tính đến ngày 30/6, SeABank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 115% kế hoạch nửa đầu năm năm 2022. Tổng tài sản của SeABank đến cuối tháng 6 đạt 229.723 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6%.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, SeABank đã phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng, từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng.
Sau khi phát hành ESOP, SeABank còn có lộ trình tăng vốn điều lệ từ 20.403 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước, hoặc chào bán ra công chúng cho cổ đông hiện hữu 228,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 13,78% vốn điều lệ hiện tại). Hình thức chào bán sẽ được quyết định cụ thể tại thời điểm triển khai. Như vậy, theo kế hoạch đến hết năm 2022, SeABank sẽ hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin ngân hàng ngày 22/11: Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 10/5: Ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Điểm tin ngân hàng ngày 9/5: Nhiều vướng mắc trong xử lý sở hữu chéo
- Điểm tin ngân hàng ngày 8/5: 9 ngân hàng dự chi kỷ lục hơn 33.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
- Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
- BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức
- Điểm tin ngân hàng ngày 6/5: Khắc phục khoảng trống pháp lý, thúc đẩy xử lý nợ xấu
- Điểm tin ngân hàng ngày 5/5: NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Tăng lá chắn bảo vệ người dùng trong giao dịch số
- Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/5: Nhiều ngân hàng chốt thời hạn ngừng giao dịch thẻ từ ATM