Vì sao chúng ta không thể "quay lưng" lại với dầu mỏ?

03:00 | 22/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Khi Tổng thống Joe Biden giáng đòn chí mạng vào đường ống Keystone XL vào tháng Giêng vừa qua, các nhà môi trường đã thể hiện sự vui mừng. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Canada sang Hoa Kỳ không hề giảm.
"Lộ trình Net-zero" kết thúc thời kỳ hoàng kim của khí đốt tự nhiên?
Vì sao chúng ta không thể
Chúng ta không thể quay lưng lại với dầu mỏ. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã gây "sốc" vào đầu năm nay khi đưa ra lộ trình tới Net Zero. Một số người gọi lộ trình là "một quả bom". Những người khác bác bỏ nó, cho rằng nó là không thể. Ả Rập Xê-út gọi nó là phần tiếp theo của kịch bản "La La Land". Lộ trình tới Net Zero này kêu gọi đình chỉ ngay lập tức các hoạt động thăm dò dầu khí mới.

Năm ngoái, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đại dịch, một số người trong ngành dầu mỏ cho biết, chúng ta đã vượt quá nhu cầu dầu đỉnh cao. Không ai khác ngoài BP dự đoán rằng nhu cầu dầu sẽ không bao giờ trở lại mức trước đại dịch. Giờ đây, không ai khác chính IEA đã kêu gọi đình chỉ thăm dò dầu khí mới, nhưng lại đang kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng vì nhu cầu về nhiên liệu đã phá vỡ mọi kỳ vọng. Nó cũng dự báo nhu cầu dầu trong năm tới sẽ không chỉ quay trở lại mà còn vượt quá mức trước đại dịch.

Tất cả điều này chỉ ra một điều mà các nhà lập kế hoạch tại IEA có thể nghĩ đến nhưng vẫn có thực: việc hạn chế nguồn cung một loại hàng hóa sẽ không tự động dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa đó. Mặt cầu của phương trình cần được nhắm mục tiêu nếu bạn muốn giảm nguồn cung, nhằm giảm lượng khí thải carbon toàn cầu. Tuy nhiên, điều này là khó khăn một cách bất thường.

Reuters đưa tin hồi đầu tháng rằng: "Các chính phủ trên khắp thế giới đã chậm đưa ra những quyết định khó chịu, trong việc thuyết phục người tiêu dùng cắt giảm tiêu thụ năng lượng, để giúp đạt được các mục tiêu về khí hậu, do người tiêu dùng chưa sẵn sàng chi trả hoặc thỏa hiệp với lối sống cắt giảm năng lượng của họ".

Trong bối cảnh các mục tiêu của Thỏa thuận Paris: trừ khi vấn đề nhu cầu năng lượng được giải quyết, các mục tiêu này mới có hy vọng đạt được. Một vấn đề lớn hơn nữa là ngay cả khi các chính phủ cố gắng giải quyết vấn đề nhu cầu, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ thành công trong việc đạt được thỏa thuận với công chúng để giảm nhu cầu của họ.

Thụy Sĩ là một trường hợp điển hình gần đây. Chính phủ của một trong những quốc gia giàu có nhất ở châu Âu đã đề xuất một đạo luật để giúp nước này đạt được các mục tiêu phát thải của Thỏa thuận Paris. Đề xuất liên quan đến phụ phí xăng xe hơi và thuế đi lại bằng đường hàng không. Nó đã bị bác bỏ tại một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, đa số bác bỏ nó nhưng vẫn đạt ở mức 51,6%, đây là con số chiếm đa số.

Điều mà trường hợp của Thụy Sĩ gợi ý là ngay cả ở các nước giàu có, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng thay đổi lối sống để giảm lượng khí thải. Cũng cần lưu ý thêm, tỷ lệ nghèo ở Thụy Sĩ gần đây đã tăng lên 8,7%, vì vậy giàu có không nhất thiết có nghĩa là "mọi người đều giàu và có khả năng mua được xe điện".

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bảo Vy

vietinbank
ajinomoto